'Tâm lý tiền mặt là vua' vẫn chiếm lĩnh thị trường địa ốc 2021

Việc trữ tiền mặt để dự phòng rủi ro xảy ra trong năm 2020 đến nay

Covid-19 khiến giới đầu tư trữ tiền mặt khá mạnh, song đợt dịch lần 3 việc thủ tiền 'tươi' thiên về săn cơ hội hơn là phòng vệ rủi ro. Trong quý đầu năm 2021 tâm lý tiền mặt là vua có thể chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhưng đã ít nhiều thay đổi so với các đợt dịch đầu.

Việc trữ tiền mặt để dự phòng rủi ro đã từng xảy ra trong năm 2020, nhưng đợt dịch lần ba tâm lý giữ tiền mặt sẽ có chút thay đổi linh hoạt hơn. Trữ cỡ nào thì có hàng tốt, giá tốt vẫn chốt mua ngay. Dòng tiền đầu tư sẽ hướng vào các phân khúc an toàn và có thanh khoản cao.

Có thể hình dung, nếu số tiền dự phòng rủi ro của nhà đầu tư năm 2020 là 2 tỷ đồng, năm nay các nhà đầu tư có thể chỉ giữ một tỷ đồng rủi ro, một tỷ còn lại họ sẽ chọn kênh đầu tư, kinh doanh để hướng đến dòng vốn lưu động. Việc chia trứng theo mức độ an toàn của rổ tiền và ưu tiên phân khúc tài sản đại diện cho kênh trú ẩn an toàn được xem là diễn biến bình thường.

Đâu là nguyên nhân khiến nhà đầu tư phẩn bổ tài chính vào các kênh đầu tư trữ tiền

Năm nay nhà đầu tư sẽ mạnh dạn phân bổ tài chính đưa vào các kênh đầu tư trữ tiền do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nhờ Nhà nước kiểm soát dịch tốt và tâm lý về Covid-19 ổn định hơn nên nhà đầu tư vẫn trữ tiền mặt nhưng không nặng tính phòng thủ.

Thứ hai, năm 2020 là năm biến động, nhưng các danh mục đầu tư từ chứng khoán, bất động sản, vàng, hay các thị trường đầu tư khác như tiền ảo... đều vẫn tiếp tục tăng trưởng. Sang năm 2021 các nhà đầu tư đã trữ tiền đều cảm nhận được đồng tiền mất giá, họ dần nhìn nhận lại và có sự thay đổi kế hoạch tài chính linh hoạt hơn so với năm 2020.

Nhiều nhà đầu tư quyết định săn lùng các bất động sản có tiềm năng

Nhà đầu tư đều có chuyển hướng linh hoạt các kênh đầu tư khác sang đầu tư bđs

Nhà đầu tư đều có chuyển hướng linh hoạt các kênh đầu tư khác sang đầu tư BĐS

Ngoài ra, Đại hội Đảng XIII ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ và đầu tư công như phát triển đô thị, phát triển giao thông, hạ tầng, tiện ích và các dự án trọng điểm đều đang được đẩy mạnh. Diễn biến tích cực này phần lớn sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và tâm lý của các nhà đầu tư. Vì thế, việc trữ tiền mặt trong năm 2021 được chia đều cho hai mục tiêu: thứ nhất là dự phòng rủi ro và thứ hai là săn cơ hội.

Sau một năm 2020 săn hàng giá rẻ không có nhiều hiện tượng giảm giá, nhiều khả năng năm nay các nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội mua giá tốt, nên họ sẽ quyết tâm hơn trong việc dùng tiền mặt săn lùng, mặc cả các tài sản tiềm năng

Kịch bản nào sẽ xảy ra đối với thị trường bất động sản lúc này ?

Ngoài ra phản ứng của đợt Covid-19 cận Tết Nguyên đán đến thị trường bất động sản có thể dẫn đến cả 3 kịch bản tươi sáng, trung bình hay màu xám. Dù với kịch bản nào, trước mắt đại dịch đang tác động mạnh đến tâm lý của người mua bất động sản để ở lẫn đầu tư, đặc biệt những ai đang có dòng tiền và chuẩn bị chọn kênh trú ẩn an toàn sẽ có sự do dự đáng kể. Trong quý đầu năm, nhiều khả năng xu hướng giữ tiền mặt để phòng thủ sẽ diễn ra mạnh mẽ.

Việc phòng thủ tiền mặt là phản ứng nhanh nhất của giới đầu tư bất động sản khi thị trường xuất hiện các biến số khó lường. Quan sát diễn biến dòng tiền trong những ngày thị trường quay trở lại sau Tết, phản ứng tiếp theo là tâm lý phòng thủ có thể thúc đẩy dịch chuyển một phần tiền vào các kênh đầu tư liên thông có thanh khoản cao để đẩy mạnh tốc độ quay vòng vốn, mua nhanh bán nhanh.

Tuy nhiên, từ quý II trở đi, nếu đại dịch được kiểm soát tích cực, lượng tiền mặt được dự trữ này sẽ quay trở lại thị trường bất động sản để săn cơ hội tiềm năng. Lúc này, tâm lý tiền mặt là vua có thể chiếm lĩnh thị trường theo hướng các giao dịch tiền mặt được ưu tiên và có thể mặc cả giá tốt hơn là giao dịch bằng dòng tiền đi vay.