BĐS Vùng Ven Và Hành Trình Dịch Chuyển Dòng Tiền Của Giới Đầu Tư

Bất chấp tình hình giãn cách và dịch bệnh kéo dài tại các tỉnh phía Nam, các nhà đầu tư vẫn đổ dồn sự quan tâm đến thị trường BĐS vùng ven. Một thị trường mới với quỹ đất rộng, giàu tiềm năng phát triển.

Những bước chân “vững chắc” của các doanh nghiệp BĐS

Theo báo cáo của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, từ năm 2020, quỹ đất tại các khu vực đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… ngày càng khan hiếm. Điều này đã góp phần đẩy giá đất lên cao, tăng chi phí đầu tư dự án.

Nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng sang các vùng đất mới, có dư địa phía phát triển tốt như khu vực BĐS vùng ven TP.HCM, các tỉnh Tây Nguyên,…

Hình minh họa (nguồn Imternet)

Với mục tiêu phát triển trong tầm trung và dài hạn, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị chiến lược phát triển “dài hơi” về quỹ đất. Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn như Novaland, Vinhome,.. cũng đã phát triển nhiều dự án tại các tỉnh lân cận TP.HCM.

Trong một buổi tọa đàm gần đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam cũng chỉ ra 3 khu vực có sự biến động giá cả, thu hút mạnh dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư. Theo ông, khu vực BĐS vùng ven TP.HCM gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An là những địa phương có tốc độ phát triển KT-XH, hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư BĐS tham gia trong thời gian qua.

Với cùng tầm nhìn, công ty Cường Thịnh Phát Group cũng đã phát triển nhiều dự án xây dựng khu đô thị tại Bình Dương và Long An. Một số dự án nổi trội như: Long An Golden Land, Tây Bắc Center City, Tây Nam Center Golden Land,… Vị trí các dự án luôn đặt tại các khu vực có tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông quan trọng của tỉnh.

“Thợ săn” cá nhân dạt theo xu hướng đầu tư BĐS vùng ven

Không riêng các “ông lớn”, các nhà đầu tư cá nhân cũng góp mặt tích cực tại các thị trường BĐS vùng ven TP.HCM.

Hình minh họa (nguồn Imternet)

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ R&D DKRA Việt Nam cho hay, xu hướng đầu tư vào các khu vực đô thị vệ tinh đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Chia sẻ về trải nghiệp cá nhân của mình, ông Hoàng cho biết, năm 2012, một dự án tại Bình Dương, cách TP.HCM khoảng 13km đã thu hút được 60% khách mua hàng là những người lao động tại TP.HCM. Những người này, họ chấp nhận di chuyển xa hơn để mua được BĐS có giá rẻ hơn và cơ hội bán ra với giá cao hơn trong vòng 2-3 năm tiếp theo.

Một chuyên gia khác chia sẻ, xu hướng đầu tư BĐS vùng ven xuất hiện, do giá BĐS tại khu vực đô thị lớn tăng cao, khiến mô hình kinh doanh của chủ đầu tư không còn hiệu quả. Có hai yếu tố chính dẫn dắt nhu cầu hiện nay là: kết nối giao thông tốt với khu vực nội đô và sự hiện diện của những nhà phát triển BĐS dẫn dắt thị trường.

Theo ông Hoàng, dù đầu tư ở phân khúc nào hay khu vực nào, nhà đầu tư BĐS cần xác định “cuộc đua” đường dài. Do đó, nhà đầu tư cần quan tâm đến 3 yếu tố. Đầu tiên là phải nhận định đầu tư đường dài. Thứ hai là tính toán khả năng tài chính, cần phải có kế hoạch để hạn chế các rủi ro về dòng tiền. Cuối cùng chính là phải luôn quan sát, theo dõi sự biến động của thị trường.