Đâu Là “Kháng Thể” Cho Doanh Nghiệp BĐS?

Thứ bảy, 23/10/2021  |  Tin tức, Tin thị trường

Bản thân các doanh nghiệp địa ốc đã có những thay đổi tích cực để thích ứng với sự biến động của thị trường. Hậu giãn cách, đâu là “kháng thể” để thúc đẩy các công ty BĐS quay lại đà tăng trưởng?

“Kháng thể” từ sức hấp dẫn của ngành…

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, hàng chục ngàn giao dịch vẫn được thực hiện trong thời gian qua. Điều này phần nào cho thấy được sức đề kháng mạnh mẽ của BĐS trước diễn biến phức tạp của dịch Covid.

BĐS Việt Nam vẫn là thị trường đầy tiềm năng

Theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 10,5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm. Con số này tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, vốn FDI đổ vào BĐS đạt 1,16 tỷ USD, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nhất, với các doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia.

Ngoài ra, cổ phiếu BĐS cũng ghi nhận sự quan tâm tích cực từ các quỹ ngoại như Dragon Capital, VinaCapital hay PYN Elite Fund, với các giao dịch và khoản đầu tư tỷ trọng lớn.

Đâu Là “Kháng Thể” Cho Doanh Nghiệp BĐS? Đâu Là “Kháng Thể” Cho Doanh Nghiệp BĐS?

Ông Đính cho hay, đề cao tính thanh khoản là một trong những nét hấp dẫn của lĩnh vực nhà đất. Đối với các nhà đầu tư ngoại, Việt Nam vẫn luôn là thị trường đầy tiềm năng. Bởi tại đây một dự án xây dựng chỉ mất trung bình khoảng 1,5 năm để hấp thụ hoàn toàn, trong khi các nước khác lại mất đến tận 5 năm.

Ông Đính nhấn mạnh, ngay tại thời điểm dịch bệnh phức tạp, các hoạt động trên thị trường vẫn được duy trì. Trên thực tế, sau mỗi đợt dịch là lúc thị trường BĐS lại bùng lên mạnh mẽ, nhờ sức cầu chung lớn. Đây chính là “kháng thể” cho doanh nghiệp BĐS lẫn thị trường trong thời gian tới.

Mục Tiêu GDP Năm 2022 Tăng 6 - 6,5%

Ở câu chuyện vĩ mô, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết, chiến lược sống cùng dịch Covid của Chính phủ đã tạo nên sự thay đổi căn bản cho nền kinh tế. Đây cũng là tiền đề quan trọng để hồi phục thị trường BĐS.

Hôm 20-10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội (QH) khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo QH kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022 và báo cáo về công tác phòng chống dịch Covid. Tại phiên họp. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6 – 6,5% trong năm 2022.

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trở lên vào năm 2022, cho thấy kỳ vọng trong ngắn hạn là rất tốt.

Rà soát sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để gỡ khó cho doanh nghiệp

Đâu Là “Kháng Thể” Cho Doanh Nghiệp BĐS? Đâu Là “Kháng Thể” Cho Doanh Nghiệp BĐS?

Thời điểm cuối năm, một trong những nhiệm vụ được Bộ Xây dựng đặt ra là rà soát, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, ngành xây dựng sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc rà soát, sửa đổi các Nghị định liên quan đến đầu tư xây dựng, ban hành Thông tư và sửa đổi nhiều Thông tư theo thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ nhanh chóng tiếp thu ý kiến và hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Bên cạnh đó, Bộ cũng nghiên cứu việc sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Quy hoạch đô thị, triển khai xây dựng các Luật mới như Luật Quy hoạch không gian ngầm, Luật Cấp thoát nước…

Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, nhiều chính sách đang được các cơ quan chức năng đẩy mạnh tiến độ sửa đổi, bổ sung và trình phê duyệt. Sau khi các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, dự báo thị trường BĐS sẽ khởi sắc hơn, thậm chí là bùng nổ.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: