Long Khánh – Điểm sáng hút vốn FDI của Đông Nam Bộ

Thứ tư, 01/06/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Nguồn vốn FDI đang trở thành nhân tố phát triển quan trọng. Nắm được xu thế đó, Long Khánh đã chủ động triển khai, xây dựng nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn này.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (vốn FDI) là một trong những hạt nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển tại các địa phương.

Chính phủ đã nêu rõ trong điều chỉnh quy hoạch vùng TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đã nhận định đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng trọng điểm phía Đông của vùng.

Đông Nam Bộ - Vùng đất tiềm năng

Đánh giá về tiềm năng phát triển của các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ, ông Cao Đức Phát – phó trưởng ban kinh tế Trung Ương nhấn mạnh, vùng Đông Nam Bộ có TP. HCM làm trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… là hạt nhân, đầu mối giao thông và giao thương quốc tế lớn nhất trên cả nước.

Long Khánh – Điểm sáng hút vốn FDI của Đông Nam Bộ

Long Khánh – Điểm sáng hút vốn FDI của Đông Nam Bộ

Nằm gần các khu vực kinh tế phát triển năng động trong khu vực như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, … Đông Nam Bộ có lợi thế rất lớn trong thu hút vốn FDI, mở rộng thị trường để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, Vũng Tàu là thành phố cảng biển, trung tâm dịch vụ và công nghiệp, du lịch phát triển lớn của vùng Đông Nam Bộ, có trục đường xuyên Á chạy qua, là điểm trung chuyển hàng hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Tây Á.

Đồng Nai, Bình Dương là 2 tỉnh thành có nhiều các khu công nghiệp, các tập đoàn lớn đặt nhà máy, trụ sở để sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

So với các tỉnh thành khác trong khu vực, Đồng Nai có nhiều ưu thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là ưu thế về vị trí chiến lược, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt và chính quyền địa phương rất tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư. Trong đó, điểm sáng là thành phố Long Khánh.

Long Khánh – Điểm sáng thu hút vốn FDI của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trong đề án điều chỉnh quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Chính phủ đã nhận định thành phố Long Khánh sẽ là cực tăng trưởng trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ.

Đồng thời, Long Khánh cũng sẽ là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistics, trọng điểm khu đô thị hành chính mới của tỉnh Đồng Nai và tiến đến trở thành đô thị loại II.

Long Khánh – Điểm sáng hút vốn FDI của Đông Nam Bộ

Long Khánh – Điểm sáng hút vốn FDI của Đông Nam Bộ

Sẵn sàng đón “sóng” đầu tư

Là cửa ngõ huyết mạch giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, Long Khánh đã chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để sẵn sàng đón sóng, mở cửa thu hút nguồn vốn FDI.

Hiện Long Khánh có hàng loạt dự án lớn như Khu đô thị tại phường Suối Tre (hơn 150ha); Khu đô thị dọc đường tránh Quốc lộ 1 – Long Khánh (hơn 300ha); Khu đô thị dọc trục đường vành đai 1 – Long Khánh tại phường Suối Tre và Bàu Sen (200ha); Khu đô thị Hàng Gòn (hơn 200ha) …

Đặc biệt, Long Khánh cùng nhiều địa phương khác đang mong chờ dự án Cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành sớm được triển khai. Sân bay có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, có khả năng tiếp thu các loại máy bay dân dụng lớn nhất. Với hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, khi đưa vào khai thác sẽ phát triển mạnh các đường bay trong nước và quốc tế, tạo nền tảng phát triển cho Vùng Đông Nam Bộ; thúc đẩy kết nối nền kinh tế nước ta với Asean, khu vực châu Á và toàn cầu.

Ngoài ra, 04/2022, Tập đoàn AEON Mall xác nhận sẽ đầu tư 268 triệu USD xây tổ hợp trung tâm thương mại tại Đồng Nai. Đây là cơ hội để thủ phủ trái cây Long Khánh kết nối và phát triển kênh phân phối các trái cây của thành phố theo hướng chuyên nghiệp đồng bộ, đồng thời quảng bá thương hiệu của thành phố để thu hút đầu tư.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: