Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam Cần Lưu ý Những Điều Gì?

Thứ bảy, 19/02/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Pháp luật hiện hành đã cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi mua nhà, họ sẽ phải lưu ý những gì và chuẩn bị những thủ tục nào?

Đối tượng người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo Khoản 1, Điều 159, Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam chỉ được mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam Cần Lưu ý Những Điều Gì?

Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam Cần Lưu ý Những Điều Gì?

Điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Điều 74, Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định, người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần có giấy tờ chứng minh, cụ thể:

- Điều kiện với tổ chức: Tổ chức phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.

- Điều kiện với cá nhân: Đối với cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam. Đồng thời, không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Số lượng sở hữu và thời hạn sử dụng

Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nếu là cá nhân, chỉ được mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư theo quy định của pháp luật. Đối với nhà ở riêng lẻ, trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường thì chỉ được mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho và sở hữu không quá 250 căn nhà.

Ngoài ra, thời hạn sở hữu không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trong trường hợp muốn gia hạn thêm, người mua nhà phải nộp đơn xin đề nghị gia hạn và bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở trước thời điểm hết hạn sở hữu 3 tháng. Tuy nhiên, chỉ được gia hạn thêm 01 lần và tối đa là 50 năm.

Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có được cấp sổ đỏ?

"<yoastmark

Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam Cần Lưu ý Những Điều Gì?

Pháp luật về đất đai và nhà ở quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) sẽ được cấp cho cá nhân nước ngoài nếu đối tượng này thuộc diện được sở hữu, đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức thuê mua, mua nhà ở.

Đối với trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân đó sẽ được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài với đầy đủ các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cần nộp thuế, phí gì?

Tương tự công dân Việt Nam, người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng phải nộp các khoản thuế, phí theo quy định hiện hành. Cụ thể các khoản tiền như sau:

- Tiền sử dụng đất: Thông thường, tiền sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá vốn và phần lớn các chủ đầu tư thường đưa ra giá bán đã bao gồm tiền sử dụng đất.

- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Loại thuế này chiếm 10% trên giá bán. Chủ đầu tư khi niêm yết, thông báo giá bán thường có ghi chú "giá bán đã/ chưa bao gồm VAT”. Người mua nên lưu ý điều này.

- Phí trước bạ: Phí trước bạ phải đóng bằng 0,5% giá trị căn hộ khi đăng ký giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

- Các khoản phí khác: Người mua nhà thường phải nộp thêm các khoản thuế, phí khác như phí lập bản đồ địa chính, phí hành chính, dịch vụ, phí đo vẽ căn hộ, thửa đất.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: