Thời Điểm Cuối Năm 2021, Đâu Là Nơi Tiềm Năng Để “Xuống Tiền” Của Thị Trường BĐS Phía Nam?
Thị trường BĐS các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bước vào chu kì phát triển mới, được đầu tư bài bản và quy mô hơn. Điều này đã mở ra cơ hội sinh lời cho nhiều nhà đầu tư tìm đường đến với thị trường phía Nam.
Động lực nào thúc đẩy thị trường bất động sản phía Nam tăng trưởng?
Từ thời điểm 2019, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được chính phủ đánh giá là “đầu tàu” phát triển nền kinh tế cả nước. Dù chỉ chiếm 20% dân số toàn nước, nhưng các tỉnh đã đóng góp 45% GDP và 40% nguồn thu ngân sách của cả nước. Ngoài ra, bên cạnh lợi thế về nông nghiệp, vùng ĐBSCL cũng mang nhiều tiềm năng phát triển năng lượng, công nghiệp khi thu hút nhiều dự án trị giá hàng tỷ đô la.
Thị trường BĐS phía Nam ngày càng tiềm năng khi vùng kinh tế phía Nam được xem là "thỏi nam châm" trong những năm gần đây. Với vị trí chiến lược, đây là khu vực đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các nước. Theo đó, gần một nửa nguồn vốn FDI cả nước đều rót vào các tỉnh phía Nam như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,….
Bên cạnh đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL còn nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ. Trong giai đoạn 2021-2025, nhiều dự án hạ tầng được ưu tiên triển khai như cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc TP.HCM-Mộc Bài, nâng cấp cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây,… Đây là những dự án mang tính chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Hình minh họa (nguồn Internet)
Cùng với đó, việc đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cúa các tỉnh đã góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phía Nam.
Đâu là nơi có nhiều tiềm năng sinh lời của thị trường BĐS vùng ven?
Thị trường BĐS phía Nam bắt đầu hút mạnh dòng tiền đầu tư, ngay thời điểm quỹ đất các khu đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội ngày càng hẹp. Điều này đã tạo động lực cho các chủ đầu tư chuyển đến BĐS vùng ven để tìm kiếm lợi nhuận. Trong đó, Long An được xem là thị trường mới đầy tiềm năng.
Giai đoạn 2021-2025, Long An dự kiến chi gần 30.000 tỉ đồng cho hệ thống hạ tầng. Địa bàn tỉnh quyết tâm hoàn thiện đường ĐT830E, đoạn nút giao với cao tốc TPHCM-Trung Lương đến ĐT830 (vành đai 4); trục động lực TPHCM-Long An-Tiền Giang; cao tốc Bến Lức-Long Thành.
Long An được xem là một trong những nơi tiềm năng của thị trường BĐS phía Nam, không chỉ bởi hàng loạt dự án hạ tầng, mà còn bởi các dự án công nghiệp, dịch vụ "tỉ đô". Hiện, tỉnh đang quy hoạch khu kinh tế 3.200ha xoay quanh các dự án kêu gọi đầu tư lớn như: Khu kinh tế cửa khẩu Long An (13.080ha), KCN Phú An Thạnh (1.000ha), KCN Việt Phát (918ha),…
Với những tiềm năng phát triển đó, Long An hứa hẹn thu hút lượng lớn người dân nhập cư sinh sống. Để đáp ứng nhu cầu “an cư” và đầu tư của người dân, dự án Tây Nam Center Golden Land của công ty Cường Thịnh Phát Group đã ra đời. Tọa lạc tại thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, dự án được đặt trong vùng quy hoạch đô thị Trung Tâm Hành Chính. Với quy mô lên đến 22ha, dự án hiện đã được cấp sổ đỏ.
Hãy ghé Website Cường Thịnh Phát Group để xem thông tin chi tiết dự án.