Vì sao Long An đang là “điểm sáng” đầu tư bất động sản?
Theo báo cáo quý 1/2021, Long An vươn lên dẫn đầu thị trường về nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường trong quý. Nơi đây tiếp tục chiếm giữ vị thế chủ lực về nguồn cung khi quỹ đất sạch tại Tp.HCM ngày càng khan hiếm. Trong đó, các dự án pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện được NĐT ưu tiên lựa chọn.
Nhiều chính sách thu hút đầu tư
Quả thực, không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây Long An là địa điểm "dừng chân" của nhiều NĐT BĐS. Bên cạnh hạ tầng được đầu tư chỉn chu, mặt bằng giá thấp… thì nơi đây đang là địa phương có nhiều chính sách thu hút đầu tư.
Với vị thế cửa ngõ của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thời gian qua tỉnh Long An đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách sát hợp, kịp thời cải thiện môi trường thu hút đầu tư, đạt được những thành tựu đáng kể, tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có thị trường BĐS.
Long An là dấu gạch nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ
Cụ thể, Long An đã xác định các nhóm giải pháp chính làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội, chẳng hạn như kêu gọi nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp - cụm công nghiệp; tạo quỹ đất sạch cho phát triển khu công nghiệp; thu hút đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng; phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong và ngoài khu công nghiệp…
Có thể thấy, công nghiệp là một trong những đòn bẩy phát huy lợi thế của Long An trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giải quyết tốt an sinh xã hội, đang được tỉnh này chú trọng rất nhiều trong thời gian qua.
Nằm giáp ranh Tp.HCM, Long An được xem là dấu gạch nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ. Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - tài chính - công nghệ cao của Tp.HCM, Long An được xem như khu vực mở rộng để di dời các nhà máy công nghiệp một cách thuận tiện nhất.
Bên cạnh Đức Hoà, Bến Lức thì Thủ Thừa cũng đang là "miền đất hứa" của BĐS.
Sau một thời gian hoạt động sôi nổi tại thị trường Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc…với xu hướng phát triển dự án theo hạ tầng, hiện tại, những doanh nghiệp Bất động sản đang dịch chuyển sang Thủ Thừa – một huyện cách TP.HCM chỉ 30 phút di chuyển bằng xe máy.
Nơi này đã từng là thủ phủ sầm uất của miền Tây, là trung tâm trung chuyển giao thương giữa miền Tây và TP.HCM một thời với hệ thống giao thông đường thủy cực kỳ phát triển qua kênh Thủ Thừa, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây…
Hiện tại, Thủ Thừa cũng là đầu mối giao thông đường bộ với các tuyến đường huyết mạch chạy ngang qua như quốc lộ 1A, cao tốc TPHCM – Trung Lương… kết nối nhanh chóng với trung tâm TP.HCM qua Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Võ Văn Kiệt…
Long An đang hoàn thiện nâng cấp các quốc lộ và cao tốc
Các chuyên gia bất động sản nhận định: Với cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng sự đầu tư mạnh mẽ của chính quyền và nhiều tiềm năng chưa được khai thác, Thủ Thừa sẽ trở thành tâm điểm mới của thị trường bất động sản Long An trong thời gian tới.
Cùng với đó, kinh tế liên tục tăng trưởng, nơi đây không ngừng thu hút đầu tư và hình thành nhiều khu dân cư sầm uất. Mặt khác, Thủ Thừa đang đón đầu làn sóng giãn dân do Tp.HCM quá tải, quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm. Ngày càng có nhiều người chọn sống ở các đô thị vệ tinh để nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nên làn sóng đầu tư mới gắn liền với mong muốn sinh lời hiệu quả.
Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại cho vùng đô thị Tp.HCM mà còn mở lối hình thành các đô thị vệ tinh tại Long An.
Đô thị hóa nhanh cũng là lợi thế của địa phương này. Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư, góp phần mở rộng các thị trấn, đồng thời tạo lập thêm nhiều điểm dân cư đô thị mới trên địa bàn Long An. Theo quy hoạch, giai đoạn từ 2021-2030, Long An sẽ phát triển 29 đô thị ở các khu vực giáp ranh Tp.HCM.
Ngoài ra, hạ tầng phát triển mạnh mẽ đang là "điểm cộng" rất lớn cho tỉnh này. Hiện nay, Long An đang hoàn thành việc nâng cấp các tuyến quốc lộ 1A, 50, 62, N2. Các tuyến cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành giúp Long An kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành... đang hứa hẹn nhiều triển vọng.
Mới đây Tp.HCM đã làm việc với các tỉnh, thành điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt đi qua địa bàn Tp.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ có tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD.
Các dự án hạ tầng này không chỉ xây dựng hệ thống giao thông hiện đại cho vùng đô thị Tp.HCM mà còn mở lối hình thành các đô thị vệ tinh tại Long An.
Giá mềm, quỹ đất nhiều, cơ hội cho BĐS Long An "tạo sóng"
Theo báo cáo quý 1/2021, Long An vươn lên dẫn đầu thị trường về nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường trong quý. Nơi đây tiếp tục chiếm giữ vị thế chủ lực về nguồn cung khi quỹ đất sạch tại Tp.HCM ngày càng khan hiếm. Trong đó, các dự án pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện được NĐT ưu tiên lựa chọn.
Mặt bằng giá BĐS thấp, quỹ đất còn nhiều chính là động lực để Long An thu hút NĐT đổ về tìm kiếm cơ hội đầu tư. Theo các chuyên gia trong ngành "nước chảy về chỗ trũng" là xu hướng tất yếu của thị trường BĐS. Ở các khu vực đô thị mặt bằng giá cao thì việc NĐT dịch chuyển dòng tiền về các khu vệ tinh có giá BĐS còn mềm là một xu thế rõ nét.
Những vùng đất đang được dòng tiền đầu tư bất động sản chuyển đến ồ ạt
Thời gian qua, Long An đang trở thành điểm nóng với các tập đoàn BĐS lớn cũng như NĐT cá nhân. Thị trường BĐS các khu vực giáp ranh Tp.HCM như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc đang diễn ra sôi động. Tuy nhiên, các nghiên cứu thị trường đều chỉ ra rằng mặt bằng giá BĐS Long An vẫn còn thấp hơn nhiều so với Bình Dương hay Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.
Gía đất Long An hiện đang thấp hơn Bình Dương, Đồng Nai
Theo khảo sát của batdongsan.com.vn, giá đất trung bình ở Bình Dương hiện nay khoảng 13,8 triệu đồng/m2, nhà phố/biệt thự khoảng 40-60 triệu đồng/m2; Đất nền Đồng Nai khoảng 8 triệu đồng/m2; nhà phố/biệt thự khoảng 35-50 triệu đồng/m2; trong khi tại Long An giá đất chỉ ở mức 6-6,7 triệu đồng/m2, đất trung tâm thị trấn, thị xã vào khoảng 18-30 triệu đồng/m2. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho các NĐT mới tham gia thị trường.
Cơ hội đầu tư, an cư phát triển tại Thủ Thừa - Long An.
Cũng theo đơn vị này, trong quý 1/2021, BĐS liền thổ vùng lân cận Tp.HCM, mức độ quan tâm của người mua tăng cao nhất trong nhiều năm qua, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Với các thị trường phía Nam, nổi bật nhất vẫn là giao dịch nhà, đất tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang. Điều này cho thấy sức hấp dẫn về giá, quỹ đất cũng như cơ hội đầu tư, an cư đang phát triển mạnh mẽ tại các khu vực này. NĐT đã nhìn nhận được tiềm năng, khả năng sinh lời ở các thị trường "vùng trũng" giá và tìm kiếm cơ hội đầu tư trong trung, dài hạn.
Rõ ràng, thị trường BĐS Long An đang trong giai đoạn chín muồi với rất nhiều chuyển động tích cực. Không chỉ hưởng lợi lớn trước mắt từ các chỉ số phát triển kinh tế hay thông tin quy hoạch đô thị của Tp.HCM, Long An còn nắm giữ những lợi thế bền vững về phát triển công nghiệp - dịch vụ, hệ thống hạ tầng, thu hút FDI và vị trí địa lý kết nối liên vùng thuận lợi.