“Bắt mạch” thị trường nhà đất, tìm cơ hội đầu tư

Thứ ba, 17/05/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Chuyên gia cho rằng, trước hành động siết tín dụng của ngân hàng, thị trường nhà đất sẽ nhanh chóng nguội, nhưng về dài hạn vẫn có cơ hội cho đầu tư.

Lượng giao dịch đất nền tăng nhanh trong quý 1/2022

Bất chấp dịch Covid-19, những năm qua, giá đất nền, nhà ở tại nhiều địa phương đều trở nên sốt nóng. Có thể thấy, thời gian qua dòng tiền chảy vào địa ốc ngày càng nhiều, nhưng chủ yếu là đầu tư và đầu cơ còn người mua ở thực không có quá nhiều.

Theo công bố của Bộ Xây dựng, thị trường nhà đất trong quý 1/2022, nhiều địa phương đã có giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh trong quý vừa qua. Đáng chú ý, trong quý có 153.537 giao dịch đất nền thành công, tổng lượng giao dịch bằng khoảng 242% so với quý IV/2021. Cụ thể, miền Bắc có 20.726 giao dịch, miền Trung có 42.722 giao dịch và miền Nam có 90.089 giao dịch.

Theo nhận định của Bộ Xây dựng, nhìn chung, so với quý trước, giá đất nền và nhà ở riêng lẻ có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư, bình quân tăng khoảng 5 - 10%. Một số nơi mức giá tăng 15 – 20% so với cuối năm 2021, tương tự thời điểm cuối quý 1, đầu quý 2/2021, tuy nhiên mức độ lan rộng và biên độ tăng giá thấp hơn.

“Bắt mạch” thị trường nhà đất, tìm cơ hội đầu tư

“Bắt mạch” thị trường nhà đất, tìm cơ hội đầu tư

Ngân hàng siết chặt tín dụng BĐS

Thực tế, một số nhà đầu cơ còn sử dụng đòn bẩy tài chính để “lướt sóng” kiếm lợi nhuận. Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng yêu cầu triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động cho thị trường, trong đó có thị trường nhà đất. Đặc biệt yêu cầu thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… Ngay sau đó, lần lượt một số ngân hàng cùng thông báo dừng cho vay BĐS.

Trước đó, tháng 5/2021, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các nhà băng thận trọng cấp tín dụng tại các địa bàn đang có sốt đất, các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao. Vào thời điểm tháng 4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước quản lý đảm bảo dòng vốn vào tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng BĐS thực sự của người dân, tránh đầu cơ.

Thị trường nhà đất hạ nhiệt

Ông Đinh Minh Tuấn, GĐ của Batdongsan.com.vn, phụ trách thị trường phía Nam chia sẻ, việc siết tín dụng vào BĐS tác động mạnh đến thị trường. Đây là chính sách kịp thời để hạ nhiệt nhanh cả nguồn cung và cầu, giúp thị trường cân bằng hơn.

Ông Tuấn phân tích, thị trường hiện nay đang xuất hiện sự lệch pha cung – cầu. Trong khi người mua nhà ở thực khó tiếp cận được sản phẩm phù hợp, các nhà đầu cơ lại mua BĐS với mục đích đầu tư. Việc siết chặt tín dụng BĐS sẽ giúp nhu cầu mua giảm xuống, đặc biệt là nhóm đầu cơ.

“Bắt mạch” thị trường nhà đất, tìm cơ hội đầu tư

“Bắt mạch” thị trường nhà đất, tìm cơ hội đầu tư

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Phước Nghĩa chia sẻ, từ nay đến cuối năm 2022, dòng tiền vào BĐS sẽ tiếp tục gặp khó. “Thị trường BĐS đang khá khắc nghiệt. Các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư thứ cấp - những người có ảnh hưởng rất lớn đến thanh khoản thị trường đang phải chịu áp lực về tín dụng. Một số doanh nghiệp thì đang bị kiểm tra, nhất là những chủ đầu tư liên quan đến việc huy động trái phiếu, huy động nguồn vốn. Do đó, việc đầu tư cũng bị trì trệ", ông Nghĩa cho biết.

Tín hiệu lạc quan

Đánh giá về triển vọng thị trường nhà đất thời gian tới, ông Huỳnh Phước Nghĩa cho hay, có nhiều cơ sở để tiếp tục có góc nhìn lạc quan với thị trường. Kèm theo việc siết tín dụng thì Chính phủ đang có những giải pháp chuẩn bị cho nguồn cung, hạ tầng, quy hoạch và chiến lược phát triển những đô thị mới. Bên cạnh đó là những dự án trọng điểm như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam hay những dự án khu công nghiệp với mô hình mới...

"Những điểm nhấn vĩ mô đó sẽ là động lực để chúng ta lạc quan vào thị trường BĐS trong dài hạn. Nếu nhìn thấy mặt tích cực này, các nhà đầu tư có thể suy nghĩ về việc tái đầu tư, xem xét lại danh mục của mình”, chuyên gia nhấn mạnh nhà đầu tư cần chấp nhận sự khắc nghiệt trong ngắn hạn và nhìn vào sự lạc quan của thị trường dài hạn”, ông Nghĩa nói.

Theo giới chuyên gia, trong thời điểm nhiễu loạn thông tin như hiện nay, phần lớn mọi người trở nên thận trọng hơn khi đầu tư để tránh những rủi ro không đáng có. Các nhà đầu tư nên xem xét xuống tiền với những sản phẩm thật sự chất lượng, mang lại giá trị thực và có tầm nhìn trung, dài hạn thay vì “lướt sóng” ngắn hạn.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: