Siết vay tín dụng, giá BĐS “quay đầu”?

Thứ năm, 12/05/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Ngân hàng siết cho vay BĐS là một động thái cần thiết để kiểm soát thị trường đang “quá nóng”. Tuy nhiên, đây không phải là gọng kìm hữu hiệu giúp giảm giá BĐS.

Giá BĐS tăng liên tiếp

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 1/2022, thị trường nhà đất ghi nhận giá giao dịch BĐS bình quân toàn thị trường luôn trong xu hướng tăng.

Cụ thể, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng 1,53%, nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Trong khi đó tại TP.HCM, con số tỷ lệ cũng tăng lần lượt là 2,48% với giá căn hộ chung cư, nhà riêng lẻ tăng 2% và và đất nền đắt hơn 3,6%.

Cũng theo báo cáo này, mặc dù giá BĐS có xu hướng đi lên thì nguồn cung lại theo chiều ngược lại. Trong quý 1, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới chỉ bằng 41%, trong đó, số căn hộ của các dự án chỉ bằng khoảng 49% so với cùng kỳ năm 2021.

Siết vay tín dụng, giá BĐS “quay đầu”?

Siết vay tín dụng, giá BĐS “quay đầu”?

Các chuyên gia cho rằng, việc nguồn cung nhỏ giọt là yếu tố quan trọng khiến giá đất tăng chóng mặt. Đồng thời, doanh nghiệp cũng khó giảm giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Gía đất hiện nay đã tăng gấp đôi, vật liệu xây dựng tăng mạnh, bên cạnh đó là những khó khăn về thủ tục, pháp lý, tiền sử dụng đất “nhiêu khê” khiến dự án kéo dài…

Làm gì để tăng cung?

Nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT – ông Đặng Hùng Võ chia sẻ, việc ngân hàng siết cho vay BĐS là một trong những giải pháp để kiểm soát thị trường nhà đất theo hướng lành mạnh hơn. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính để giúp giảm giá BĐS. Ngược lại, nếu siết tín dụng không chọn lọc sẽ tác động tiêu cực đến thị trường BĐS.

Theo ông Võ, với những dự án không đảm bảo an toàn thì nên siết tín dụng. Còn những chủ đầu tư uy tín, những dự án có khả năng hoàn thành trong thời gian ngắn và đảm bảo 100% khả năng cung cấp cho nguồn cung mới cho thị trường thì cho vay để tăng cung.

Đồng quan điểm, một chuyên gia chia sẻ, TP.HCM hiện nay có gần cả trăm dự án bị tắc nghẽn do ảnh hưởng của việc rà soát pháp lý mấy năm qua. Nếu chính quyền nhanh chóng giải quyết các thủ tục, pháp lý để giải phóng số lượng dự án này sẽ bổ sung nguồn cung lớn cho thị trường.

Còn đối với giải pháp ngân hàng siết cho vay BĐS, chuyên gia này cho rằng, về mặt tích cực, nó sẽ hạn chế được tình trạng đầu cơ, lướt sóng BĐS. Từ nay đến cuối năm, nguồn cung sơ cấp có thể hạn chế, nguồn cung thứ cấp có thể tăng lên do tình trạng đầu cơ được cải thiện. Tuy nhiên, giá BĐS có thể không tăng lên, chứ không giảm.

Khơi thông nguồn vốn bằng cách nào?

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện chính sách tín dụng để đảm bảo nguồn vốn cho BĐS bền vững là điều cần thiết. Trong đó, cần phân biệt rõ hơn BĐS phục vụ nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu để ưu tiên tập trung nguồn vốn, tránh phát triển quá nóng, gây bong bóng thị trường.

Siết vay tín dụng, giá BĐS “quay đầu”?

Siết vay tín dụng, giá BĐS “quay đầu”?

Đồng thời, phát triển thị trường tài chính theo hướng hài hòa giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp BĐS huy động nguồn vốn dài hạn.

Với đặc thù thị trường BĐS liên quan tới nhiều thị trường khác, để thị trường này phát triển lành mạnh, bền vững cần có sự phối hợp chỉ đạo thống nhất của các bộ, ngành liên quan từ quản lý thị trường nhà ở, đầu tư, xây dựng, nguyên vật liệu… và từ phía các doanh nghiệp kinh doanh BĐS; xây dựng hệ sinh thái BĐS hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số thông tin sau: