Áp Lực Lạm Phát Lớn Trong Năm 2022

Thứ hai, 15/11/2021  |  Tin tức, Tin thị trường

Xăng dầu trong tháng 9.2021 đã tăng 55% so với cuối năm trước, các mặt hàng tươi sống tăng 10-30% so với thời điểm trước dịch. Nhiều chuyên gia cảnh báo, áp lực lạm phát lớn trong năm 2022.

Cảnh báo nguy cơ lạm phát năm 2022

Phát biểu trước Quốc hội sáng 11.11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, năm 2022, rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn.

Theo bà Hồng, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Tính từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất, với tổng mức giảm 1,5 - 2%. Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo và kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện giảm các mức lãi suất đối với các khoản cho vay cũ, cho vay mới, mặt bằng lãi suất cho vay giảm 1,66% so với trước khi có dịch bệnh.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm “tổng mức giảm lãi suất là 30.000 tỷ đồng, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm”. Hơn nữa, ngân hàng đã giảm phí hơn 2.000 tỷ đồng cho khách hàng.

Áp Lực Lạm Phát Lớn Trong Năm 2022

Áp Lực Lạm Phát Lớn Trong Năm 2022

Song, bà Hồng cũng cảnh báo trong năm 2022, nguy cơ lạm phát đang có áp lực lớn. Nền kinh tế các nước trên thế giới đang dần phục hồi, khi chiến dịch tiêm vaccine ngày càng bao phủ rộng. Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng gia tăng, điển hình như xăng dầu trong tháng 9.2021 đã tăng 55% so với cuối năm trước. Các nước phát triển có mức lạm phát cao nhất trong lịch sử, như Mỹ đã tăng 5,3% trong tháng 9.2021.

Giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao

Trên thực tế, sau hơn 1 tháng dần mở cửa, giá cả nhiều hàng hóa đã luôn “neo” ở mức cao. Điển hình, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như như rau củ, thịt, sữa, gạo, dầu ăn… đã tăng từ 10 - 30% so với giá trước dịch. Tất nhiên, vật giá tăng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân và năng lực cạnh tranh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà còn đẩy nền kinh tế đứng trước áp lực lạm phát.

PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế quốc dân) chia sẻ, lạm phát chỉ xảy ra khi chính sách tài khóa và tiền tệ được nới lỏng. Bên cạnh đó, tác động giá năng lượng, khí đốt tăng quá nhanh cùng với nguồn cung đứt gãy trong một khoảng thời gian cũng gây áp lực đẩy giá bán lên cao. Dự đoán, việc lạm phát có thể diễn ra từ cuối năm nay và kéo dài sang năm 2022. Hơn nữa, mặc dù hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn bình thường mới, nhưng sự hồi phục này vẫn còn diễn ra khá chậm. Điều này sẽ dẫn đến giảm tổng cung.

Khôi phục cao nhất các hoạt động kinh tế

Áp Lực Lạm Phát Lớn Trong Năm 2022

Áp Lực Lạm Phát Lớn Trong Năm 2022

Để kiểm soát nguy cơ lạm phát, Bộ Công thương cho biết, bên cạnh việc việc theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thế giới, các cơ quan quản lý đang nỗ lực đàm phán với các quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào nhằm đảm bảo nguyên liệu thô cho sản xuất trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn để hạn chế việc giá thành tăng vọt truớc đà tăng của thế giới;…

Theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, ở cấp vĩ mô, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát lạm phát. Cụ thể chính là cần nhanh chóng nối khôi phục lại nguồn cung hàng hóa. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh hoạt động tiêm vắc-xin phòng, chống Covid-19 để tạo trạng thái bình thường mới. Đồng thời, cần linh hoạt trong áp dụng biện pháp, khôi phục cao nhất các hoạt động kinh tế. Đó là thúc đẩy đầu tư công và tư nhân, đầu tư ra nước ngoài để phân tán rủi ro và tìm cơ hội mới.

Ông Lạng nhấn mạnh, trên thực tế, dịch bệnh vẫn có thể bùng phát trở lại sau khi nền kinh tế được mở cửa. Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ đợt chống dịch trước để tránh tình trạng “bế quan tỏa cảng” ở một số địa phương. Bởi về lâu dài là phải ổn định kinh tế vĩ mô, lấy lại đà tăng trưởng cần thiết. Song song đó, khuyến khích doanh nghiệp phục hồi, tiếp tục tăng thu hút đầu vốn FDI và xuất khẩu để năng động hóa kinh tế, chuẩn bị cho giai đoạn tới.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: