BĐS Vùng Ven Khởi Sắc Nhờ Loạt Dự Án Hạ Tầng Giao Thông Nghìn Tỷ

Thứ bảy, 13/11/2021  |  Tin tức, Tin thị trường

Hoạt động giãn cách từng bước được nới lỏng, bên cạnh lợi thế nhờ vị trí giáp ranh TP.HCM, BĐS vùng ven cũng rục rịch khởi sắc khi nơi đây đón nhận nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn.

Hàng loat dự án giao thông nghìn tỷ

Chuyên gia kinh tế Lê Chí Nhân chia sẻ, hạ tầng giao thông phát triển sẽ kéo theo BĐS tại khu vực đó cũng sôi động. Chẳng hạn, khi các dự án như vành đai 4, cao tốc Bến Lức-Long Thành, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài,… đi vào hoạt động sẽ mở ra yếu tố liên kết vùng và đất đai ở các tỉnh giáp ranh với TP.HCM, tạo sức hút cho BĐS vùng ven.

Hơn 16.500 tỷ đồng xây dựng đường kết nối 3 tỉnh TP.HCM-Long An-Tiền Giang

BĐS Vùng Ven Khởi Sắc Nhờ Loạt Dự Án Hạ Tầng Giao Thông Nghìn Tỷ

BĐS Vùng Ven Khởi Sắc Nhờ Loạt Dự Án Hạ Tầng Giao Thông Nghìn Tỷ

Theo thông tin Sở GTVT tỉnh Long An, tỉnh sẽ triển khai xây dựng tuyến đường ĐT 827E kết nối với TP.HCM và tỉnh Tiền Giang. Đây cũng là một trong những dự án trọng điểm của địa bàn tỉnh được thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.500 tỷ đồng, ĐT 827E có chiều dài hơn 35 km, gồm 6 làn đường với vận tốc 60km/h. Điểm đầu dự án sẽ tại ranh giới tỉnh Long An–TP.HCM (xã Long Hậu, Cần Giuộc) và điểm cuối tại ranh giới tỉnh Long An–Tiền Giang (xã Hiệp Thạnh, Châu Thành).

15.900 tỷ đồng đầu tư cao tốc TP.HCM–Mộc Bài

Ngày 19/10/2021, HĐND TP đã phê duyệt dự án cao tốc TP. HCM–Mộc Bài có chiều dài 50 km, quy mô 8 làn xe. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 ước tính 15,900 tỷ đồng. Dự kiến được triển khai xây dựng trong thời gian 2021–2025 (giai đoạn 1).

Bên cạnh mục tiêu giảm tải cho QL22, tuyến đường còn là điểm kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không và khu vực kinh tế ASEAN. Dự án hứa hẹn sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tiềm năng thị trường BĐS vùng ven, nhất là tỉnh Tây Ninh.

Theo quy hoạch, với chiều dài 50km, tuyến cao tốc sẽ bắt đầu từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi, đi song song với QL22 và điểm cuối sẽ kết nối QL22, khu vực cửa khẩu Mộc Bài.

Thủ tướng đồng thuận giao 5 địa phương triển khai đường vành đai 4, TP.HCM

Ngày 30/9/2021 Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý đề nghị của Bộ GTVT về việc giao 5 địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường Vành đai 4, TP.HCM.

Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu sẽ thực hiện đoạn Phú Mỹ–Bàu Cạn với độ dài khoảng 18 km.

Đoạn Bàu Cạn–cầu Thủ Biên khoảng 45 km được thực hiện bởi UBND tỉnh Đồng Nai.

UBND tỉnh Bình Dương sẽ triển khai đoạn cầu Thủ Biên–sông Sài Gòn dài khoảng 49 km.

Đoạn cầu Sài Gòn–kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) khoảng 17 km sẽ do UBND TP.HCM triển khai.

Dự kiến, toàn tuyến sẽ có độ dài 200km, gồm 6–8 làn xe. Mức đầu tư sơ bộ khoảng 100.000 tỷ đồng.

BĐS vùng ven sôi động trở lại

BĐS Vùng Ven Khởi Sắc Nhờ Loạt Dự Án Hạ Tầng Giao Thông Nghìn Tỷ

BĐS Vùng Ven Khởi Sắc Nhờ Loạt Dự Án Hạ Tầng Giao Thông Nghìn Tỷ

Ông Nguyễn Hoàng-Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam chia sẻ, từ đầu 10/2021, việc nới lỏng giãn cách dần được thực hiện, các hoạt động kinh tế-xã hội cũng dần trở về trạng thái bình thường mới. Thị trường BĐS luôn phản ứng nhanh nhạy đối với những thay đổi trước những thông tin tích cực từ Chính phủ.

Theo ông Lê Hoàng Châu-Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), sau thời gian giãn cách, thị trường đang dần sôi động trở lại. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm 2021, thị trường sẽ không có chuyển biến đột phá. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, thanh khoản BĐS sẽ tăng trở lại, kéo theo giá cả thị trường BĐS vùng ven có thể tăng nhẹ. Hơn nữa, trong thời điểm dịch bệnh, dòng tiền không chảy được vào kênh sản xuất, tiêu dùng... nên sẽ có xu hướng “rót” về BĐS. Đây vẫn là kênh đầu tư an toàn, bền vững trong dài hạn.

Giá đất nền vùng ven TP.HCM có xu hướng tăng

Trong báo cáo thị trường đất nền BĐS TP.HCM và tỉnh lân cận 10/2021 của DKRA Vietnam, toàn thị trường có 9 dự án mới mở bán gồm 4 dự án mới và 5 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo. Nguồn cung đạt 649 sản phẩm, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và 6,8 lần so với tháng trước đó. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 36% (233 sản phẩm), bằng 65% so với cùng kỳ 2020 và tăng hơn 10 lần so với 9/2021. Đa phần nguồn cung mới đặt tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa–Vũng Tàu.

Điều đáng chú ý là giá mặt bằng sơ cấp trong tháng tăng với mức trung bình dao động 15%-30% so với đợt mở bán trước đó. Trong khi đó, giá bán thức cấp lại không có nhiều biến động.

Với những tiềm năng mà BĐS vùng ven đang thừa hưởng, Công ty Cường Thịnh Phát Group hiện đang mở bán dự án Tây Nam Center Golden Land. Tọa lạc tại khu vực trung tâm huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đây được xem mũi nhọn kinh tế giao thương giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ.

Thời gian tới, những dự án giao thông lớn sắp được quy hoạch sẽ góp phần rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối tới các khu trung tâm lõi đô thị hay các vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam thuận tiện hơn, tiêu biểu như: cao tốc TP.HCM–Trung lương, cao tốc Bến Lức–Long Thành, QL1, QL N2, QL50, đường Vành đai 4,… Dự án hứa hẹn sẽ tạo nên biên độ sinh lời lớn cho các nhà đầu tư trong dài hạn.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: