Giá nhà đất TP.HCM tăng vọt trước lo ngại lạm phát
Thứ bảy, 12/03/2022 | Tin tức, Tin thị trường
Giá hàng hoá cơ bản, đặc biệt là giá dầu tăng “shock” đe doạ nguy cơ lạm phát tăng cao. Trước tình hình đó, nhiều nhà đầu tư trú ẩn vào BĐS khiến giá nhà đất TP.HCM tăng vọt.
Lo ngại lạm phát gia tăng
Xung đột chiến sự giữa Nga – Ukraine, cùng các chính sách cấm vận của Phương Tây với Nga đã đẩy giá dầu tăng rất mạnh. Theo dữ liệu từ marketwatch, dầu WTI hiện giao dịch ở quanh mức 108,7 USD/thùng, tăng 27% trong 1 tháng qua và tăng khoảng hơn 76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dầu là năng lượng quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu tăng nhanh gây áp lực lớn lên chi phí đầu vào của tất cả các loại hàng hoá. Điều này góp phần đẩy lạm phát gia tăng, đồng nghĩa với đồng tiền sẽ bị mất giá.
Giá nhà đất TP.HCM tăng vọt trước lo ngại lạm phát
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tại Việt Nam tháng 2/2022 đã tăng 0,68% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước lo ngại lạm phát gia tăng, nhiều nhà đầu tư lựa chọn thị trường nhà đất như một “điểm đáp” an toàn.
Nhà đất TP.HCM tăng giá mạnh
Theo báo cáo mới đây của DKRA, trong hai tháng đầu năm 2022, phân khúc biệt thự/nhà phố có 7 dự án cung cấp ra thị trường 375 căn, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ hấp thụ đạt 74%.
Đơn vị này cho biết, lượng tiêu thụ trong hai tháng này tập trung chủ yếu ở những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu người mua.
Riêng thị trường nhà đất TP.HCM ghi nhận có tới 5 dự án, cung cấp 209 căn (tăng 83% so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ tiêu thụ đạt 78%. Đáng chú ý, mức giá bán sơ cấp ghi nhận tăng 5 - 10% so với giai đoạn trước (mỗi giai đoạn cách nhau 3 - 4 tháng).
Đối với căn hộ tại TP.HCM, nguồn cung mới trong hai tháng đầu năm đạt khoảng 686 căn hộ, sụt giảm so với tháng 12/2021. Các căn hộ chủ yếu tập trung ở phân khúc hạng A khu vực TP.Thủ Đức và khu phía Tây thành phố. Căn hộ hạng C, nhà ở vừa túi tiền phù hợp nhu cầu ở thực tiếp tục “vắng bóng”.
DKRA cho rằng, việc tháo gỡ phần nào nút thắt giao thông sẽ góp phần tăng nguồn cung trên thị trường nhà đất TP.HCM, tạo tiền đề cho một số dự án khởi động trong năm 2022. Trong khi đó, tâm lý lo ngại lạm phát đã khiến một bộ phận nhà đầu tư chọn BĐS làm tài sản trú ẩn, đặc biệt là phân khúc căn hộ.
Nhà đầu tư trú ẩn vào kênh BĐS
Một vị chuyên gia chia sẻ, BĐS luôn có mối tương quan với lạm phát. Khi lạm phát tăng thường sẽ kéo theo BĐS cùng tăng giá. Bởi, nhà đất thường được xem làm kênh “giữ tiền” của nhà đầu tư.
Giá nhà đất TP.HCM tăng vọt trước lo ngại lạm phát
Trên thực tế, thị trường nhà đất các tỉnh nói chung và thị trường nhà đất TP.HCM nói riêng vẫn còn cơ hội cho các nhà đầu tư. Bởi về lâu dài, BĐS sẽ còn tiếp tục hưởng lợi nhờ cơ sở hạ tầng, đầu tư công với gói hỗ trợ kinh tế lên đến gần 350.000 tỷ đồng, trong đó có gần 114.000 tỷ đồng tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng phát triển đến đâu, BĐS sẽ tiềm năng đến đó.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhà đầu tư phải hết sức thận trọng và có chiến lược đầu tư lâu dài. Đồng thời, cần trang bị cho bản thân kiến thức, kinh nghiệm, tránh hiệu ứng FOMO - chạy theo “sóng” đất.
Hơn nữa, khi xảy ra lạm phát sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh tế và thu nhập của người dân. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính như biên độ kỳ vọng lợi nhuận, khả năng chi trả... trước khi “xuống tiền”.
Cường Thịnh Phát Group
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: