Hàn Quốc “tăng tốc” đổ vốn vào thị trường BĐS Việt Nam

Thứ tư, 15/06/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Thị trường BĐS Việt Nam tiếp tục chiếm ưu thế về việc thu hút dòng vốn FDI. Đáng chú ý, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có dòng vốn đổ về lớn nhất.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/5/2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài) trong 5 tháng đầu năm giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021 khi đạt 11,71 tỷ USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút lượng vốn FDI lớn nhất, đạt 6,8 tỷ USD, tương đương 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng vị trí thứ hai là ngành kinh doanh BĐS, với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, tương đương 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Vốn FDI vào BĐS tăng mạnh trong 5 năm qua

Trong 5 tháng đầu năm có 48 tỉnh, thành phố nhận được vốn FDI. Trong đó, Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,52 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,65 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn. TP.HCM xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn.

Hàn Quốc “tăng tốc” đổ vốn vào thị trường BĐS Việt Nam

Hàn Quốc “tăng tốc” đổ vốn vào thị trường BĐS Việt Nam

Nhìn từ con số trên, bà Trang Bùi, TGĐ Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định: “Xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI vào thị trường BĐS Việt Nam trong 5 năm qua rất thú vị. Nếu như giai đoạn 2017 - 2018, dòng vốn ngoại vào BĐS tập trung vào phân khúc nhà ở, thì nay chuyển dịch về phát triển BĐS khác, như BĐS khu công nghiệp có xu hướng rất rõ”.

Theo bà Trang, một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư khi rót tiền vào thị trường Việt Nam đó là đồng VNĐ ổn định so với các đồng ngoại tệ khác như của Thái Lan, Indonesia... Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại (FTA), đẩy mạnh xuất khẩu được xem như điểm hấp dẫn với các nhà sản xuất.

Ngoài ra, việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản thâm dụng lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị tạo ra làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi nước này. Và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam trở thành lựa chọn ưu tiên.

Thị trường BĐS Việt Nam đang thu hút mạnh nhà đầu tư Hàn Quốc

Theo số liệu năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong ba năm trở lại đây, Hàn Quốc luôn nằm trong Top 03 quốc gia có lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam cao nhất. Đặc biệt, 5 tháng đầu năm nay, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam từ quốc gia này cao thứ hai, với trên 2,06 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định mới

Chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định mới

Theo số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác lớn nhất với 112 dự án mới, đạt 19,4% tỷ trọng. Hơn thế nữa, đây cũng là quốc gia có nhiều sự điều chỉnh nhất, chiếm 36,7% tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần.

Đánh giá về hoạt động của thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian qua, đại diện Savills Việt Nam chia sẻ, đại dịch COVID-19 đã hạn chế hoạt động thương mại của các nhà đầu tư Hàn Quốc do họ không thể trực tiếp tiếp cận các dự án BĐS tại Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định mở cửa đường bay quốc tế vào từ quý I/2022 đã tạo điều kiện để các đơn vị có thể di chuyển và làm việc.

Đầu năm 2022, thị trường Việt Nam đã chào đón nhiều dự án mới từ Hàn Quốc, như: Lotte E&C đầu tư 900 triệu USD phát triển khu đô thị thông minh mang tên “Lotte eco smart city Thủ Thiêm” (TP.HCM); Tập đoàn YSL triển khai dự án BĐS công nghiệp diện tích gần 300ha tại Nam Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Ngoài ra, lĩnh vực hậu cần, kho vận cũng nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: