Kiến Nghị Thí Điểm Xây Dựng Nhà Ở Cho Công Nhân Ở Một Số Tỉnh, Thành

Thứ hai, 18/10/2021  |  Tin tức, Tin thị trường

Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân tại một số tỉnh, thành có số lượng công nhân đông như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM.

Chiều 16/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.

Theo đó, nội dung hội nghị nhằm sơ kết quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát hiện những điều tốt và chưa tốt để rút kinh nghiệm và định hướng công việc trong thời gian tới để làm tốt hơn.

Đề xuất sửa Luật Nhà ở

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất Luật Nhà ở theo hướng tách đối tượng người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp ra khỏi nhóm đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Đồng thời, bổ sung chương mới về chính sách đối với nhà ở riêng cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

Trong các quy hoạch khu công nghiệp cần phải bố trí đất làm nhà ở cho công nhân, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ cho công nhân.

Đối tượng thuê nhà ở là người không có nhà ở hay có nhà nhưng không đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho bản thân hoặc cách xa khu làm việc trên 20km. Thủ tục thực hiện sẽ gồm đơn xin thuê nhà, xác nhận của thủ trưởng cơ quan, hợp đồng thuê nhà với ban quản lý nhà ở.

Kiến Nghị Thí Điểm Xây Dựng Nhà Ở Cho Công Nhân Ở Một Số Tỉnh, Thành Kiến Nghị Thí Điểm Xây Dựng Nhà Ở Cho Công Nhân Ở Một Số Tỉnh, Thành

Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất một số chính sách ưu đãi như miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam,...

Trước mắt, Tổng LĐLĐ kiến nghị cho phép các đơn vị được đầu tư thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân tại một số tỉnh, thành có số lượng công nhân đông như: Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, TP.HCM.

Dự Thảo Chiến Lược Phát Triển Nhà Ở Quốc Gia Giai Đoạn 2021-2030

Ngày 14-10, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã chủ trì hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Theo đó, nội dung dự thảo hướng đến đa dạng hóa loại hình căn hộ, trong đó trọng tâm là giải quyết nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp tại đô thị… Dự kiến dự thảo sẽ được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong quý IV/2021.

Hơn 530 dự án nhà ở đã và đang triển khai

Tính đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc đạt 24,4 m2. Tại khu vực đô thị đạt 25,1 m2 sàn/người (tăng thêm 3,8 m2 sàn/người so với năm 2011). Tại khu vực nông thôn đạt 24,0 m2 sàn/người (tăng 6,2 m2 sàn/người so với năm 2011).

Chính sách phát triển nhà ở thương mại trong giai đoạn 2011- 2020 đã khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển xây dựng nhà ở, đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở, góp phần phát triển thị trường căn hộ và đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân.

Theo đó, hơn 530 dự án đã và đang triển khai. Trong đó, khoảng 260 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp được đưa vào sử dụng. Hơn 270 dự án, tương đương khoảng 256.000 căn, với tổng diện tích khoảng 12,8 triệu m2 nhà ở đang được triển khai xây dựng.

Kiến Nghị Thí Điểm Xây Dựng Nhà Ở Cho Công Nhân Ở Một Số Tỉnh, Thành Kiến Nghị Thí Điểm Xây Dựng Nhà Ở Cho Công Nhân Ở Một Số Tỉnh, Thành

Giải quyết nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp

Theo Bộ Xây dựng, Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040 đặt ra một số mục tiêu cơ bản như: phát triển và cải tạo sửa chữa nhà ở trong giai đoạn 2021-2030 đạt 1,032 tỷ m2. Mục tiêu này tương ứng với khoảng 11,9 triệu căn nhà.

Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27 m2 sàn/người. Đến năm 2030 sẽ phấn đấu đạt khoảng 30 m2 sàn/người.

Đẩy mạnh công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại các đô thị gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị. Xây dựng và kết cấu lại các chính sách cụ thể riêng cho từng loại hình nhà ở, nhóm đối tượng mục tiêu.

Bên cạnh đó, đặt ra hệ thống mục tiêu cụ thể có kèm theo các chỉ tiêu về phát triển nhà trong giai đoạn 2021-2030 trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nhà ở cho công nhân.

Nâng cao chất lượng nhà ở

Tại hội thảo lấy ý kiến, các chuyên cũng bày tỏ quan điểm, phát triển nhà ở trong giai đoạn tới là tạo điều kiện cho mọi người dân có chỗ ở, chú trọng nâng cao chất lượng căn hộ, cập nhật xu hướng phát triển nhà ở xanh, thông minh. Đồng thời, phát triển nhà ở phải gắn với phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị; phát triển nhà ở trong bối cảnh hậu Covid-19;…

Ngoài ra, trọng tâm chính sách phải hướng tới nhóm đối tượng nhà ở cho công nhân và nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị. Đây cũng là căn cứ quan trọng đề xuất sửa đổi Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản trong thời gian tới.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một bài viết sau: