Nhà Đầu Tư Có Dòng Tiền Nhàn Rỗi Nên Xuống Tiền Ở Phân Khúc Bất Động Sản Nào?

Thứ tư, 03/11/2021  |  Tin tức, Tin thị trường

Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản có sự suy giảm nhưng không rơi vào trạng thái “đóng băng” mà chỉ giảm ở một số phân khúc. Chuyên gia dự đoán, quý 4/2021, thị trường sẽ khôi phục trở lại.

Phân khúc nhà ở sẽ thống trị dòng vốn đầu tư trong 10 năm tới

Theo nghiên cứu về cơ hội tăng trưởng phân khúc nhà ở của JLL, dòng tiền đầu tư chảy vào lĩnh vực bất động sản đã tăng mạnh trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, dòng tiền này tập trung vào ở các loại tài sản như nhà đất hoặc xây dựng nhà cho thuê.

Nhà Đầu Tư Có Dòng Tiền Nhàn Rỗi Nên Xuống Tiền Ở Phân Khúc Bất Động Sản Nào?

Nhà Đầu Tư Có Dòng Tiền Nhàn Rỗi Nên Xuống Tiền Ở Phân Khúc Bất Động Sản Nào?

Trong năm 2020, khoảng 200 tỷ USD được đổ vào phân khúc nhà ở toàn cầu. Theo Sean Coghlan, thành viên Ban lãnh đạo JLL "Tỷ lệ cạnh tranh trên phân khúc nhà ở toàn cầu đã gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các nhà đầu tư đã nhận thấy dòng tiền ổn định cũng như khả năng phục hồi sớm của phân khúc này”.

Cơ hội đầu tư phân khúc bất động sản này phụ thuộc vào dân số, các nguyên tắc cơ bản về kinh tế và các quy định của địa phương. Hiện nay, thị trường nhà ở hàng đầu đang tập trung tại các nước Mỹ, Đức, Hà Lan và các quốc gia thuộc Vương quốc Anh,… Trong khi đó, một số quốc gia như Úc, Canada,… dần nổi lên trở thành thị trường mới.

Theo chuyên gia, tỷ trọng vốn đổ vào lĩnh vực này ngày càng tăng là do xuất hiện xu thế mới sau dịch Covid-19. Thập kỷ tới, danh mục đầu tư sẽ có sự phân bổ và đa dạng hóa ở các phân khúc. Việc này sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh cao hơn đối với sản phẩm, mở ra cánh cửa cho các nhà đầu tư đến với các thị trường mới như khu vực Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.

Bất động sản tại Việt Nam sẽ “sôi động” trở lại

Tại "Hội thảo Triển vọng thị trường bất động sản sau Covid-19" do Báo Tiền Phong tổ chức, ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển R&D DKRA Việt Nam cho hay, việc thực hiện giãn cách đang từng bước được nới lỏng kể từ đầu tháng 10 đến nay, các hoạt động kinh tế - xã hội dần bước vào trạng thái bình thường mới. Tâm lý tích cực trên thị trường một tháng qua đã cho thấy các chủ đầu tư đang cố gắng giành giật lại những gì đã mất trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo ông Hoàng, thời gian giãn cách đã khiến nhiều người lo lắng thị trường bị “đóng băng”. Tuy nhiên, lo lắng này chỉ kéo dài trong tháng 7. Bước sang tháng 8 và tháng 9, các doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức giao dịch, bán hàng online. Thị trường bất động sản dần khởi sắc. Điều này cho thấy rằng, thị trường đã có sự suy giảm đáng kể, nhưng vẫn có những diễn biến tích cực. Các nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi vẫn chọn đây là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn.

Chia sẻ về dự đoán tình hình thị trường trong quý 4/2021, ông Hoàng cho hay, nguồn cung mới và sức mua về cơ bản sẽ tích cực hơn quý 3/2021.

Nhà Đầu Tư Có Dòng Tiền Nhàn Rỗi Nên Xuống Tiền Ở Phân Khúc Bất Động Sản Nào?

Nhà Đầu Tư Có Dòng Tiền Nhàn Rỗi Nên Xuống Tiền Ở Phân Khúc Bất Động Sản Nào?

Các chuyên gia dự báo tình hình các phân khúc như thế nào?

Theo đó, nguồn cung căn hộ có thể tăng nhẹ trong quý này, ở mức tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với quý 2 và 3. Dự báo, khu vực TP.HCM và các tỉnh vùng ven có thể có 3.500 - 4.500 căn hộ được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, nguồn cung mới chủ yếu đến từ các dự án được triển khai trước đó.

Sức mua chung trên thị trường bất động sản sẽ tương đương hoặc tăng nhẹ so với quý trước, nhưng giảm so với quý I/2021 hoặc cùng kỳ 2020. Nguyên nhân là do người mua bị ảnh hưởng về thu nhập, số khác cũng đang thận trọng quan sát. Điểm sáng của quý này vẫn dựa vào người mua có tiềm lực tài chính và lựa chọn nhà đất làm kênh đầu tư an toàn và lâu dài.

Theo ông Hoàng, đất nền vùng ven tiếp tục là lựa chọn ưa thích của nhà đầu tư. Phân khúc này có thể không diễn biến sôi động như hồi đầu 2021. Tuy nhiên, thị trường vẫn sẽ có lượng giao dịch đáng kể, nhất là tại các địa phương có các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, năm 2022, áp lực tăng giá bất động sản sẽ rất lớn bởi các lý do xuất hiện từ quý 1/2021 như lạm phát, chi phí vật liệu xây dựng tăng,… Đặc biệt, từ quý 2/2022 khi Việt Nam hoàn thành việc tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em. Nền kinh tế dự đoán mức tăng trưởng GDP có thể lên đến 6.5 - 7.5%, thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: