Siết đấu giá đất để ngăn chặn trục lợi

Thứ sáu, 18/03/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ, đấu giá đất cần phải siết lại để đảm bảo chặt chẽ, nhất là phải xác định rõ năng lực nhà đầu tư, nâng cao tiền đặt cọc.

Thời gian qua, quá trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương có nhiều bất cập, trong đó có việc giá đất bị đẩy lên quá cao sau mỗi cuộc đấu giá, gây sốt đất ở nhiều nơi. Cổ phiếu bất động sản trong giai đoạn cuối năm 2021 cũng được đà tăng "phi mã". Điều này đã khiến cho thị trường phải chao đảo trong “cơn sốt” bất động sản.

Tham gia tại phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 16/3 liên quan đến vấn đề đấu giá đất, ông Hồ Đức Phớc khẳng định sẽ tiếp tục thanh tra những hồ sơ còn nghi vấn về việc chuyển nhượng.

Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước cùng kiến nghị nâng tỷ lệ cọc khi đấu giá và rút ngắn thời gian nộp tiền.

"Siết

Siết đấu giá đất để ngăn chặn trục lợi

Nâng tỷ lệ cọc, rút ngắn thời gian nộp tiền để siết đấu giá đất

Theo ông Trần Hồng Hà, cần xem xét về việc nâng tiền đặt cọc đấu giá đất. Đồng thời, khi ký hợp đồng xong phải trả tiền sau 10 ngày, không phải trong 90 ngày như hiện tại.

Đồng quan điểm, ông Hồ Đức Phớc cho hay, hiện tại tiền đặt cọc còn đang ở mức quá thấp. Ông Phớc cũng lưu ý thêm, số tiền này phải để vào tài khoản do hội đồng đấu giá quản lý, trong trường hợp bỏ cọc thì tiền này sẽ mất.

Mặt khác, thời hạn nộp tiền cũng cần rút ngắn lại và cần cam kết thực hiện mục tiêu của việc đấu giá, tránh trường hợp đấu giá xong, gói đất để hàng năm trời không sử dụng, gây ảnh hưởng, lãng phí. Bởi nhà nước phải cân đối được giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Mục tiêu lâu dài là khi đấu giá xong, công trình được hoàn thành, như vậy sẽ thu hút được lao động, tăng được GDP và đóng nộp ngân sách đầy đủ, tạo được việc làm. Còn mục đích trước mắt là thu được tiền.

Ông Phớc nhấn mạnh: "Phải siết lại để bảo đảm đấu giá đất một cách chặt chẽ hơn", phải xác định được năng lực của nhà đầu tư mới cho phép thực hiện dự án. Thực tế nhà đầu tư tốt mới có tiền nộp tiền sử dụng đất.

Liệu giải pháp này có hiệu quả?

Siết đấu giá đất để ngăn chặn trục lợi

Siết đấu giá đất để ngăn chặn trục lợi

Không cùng quan điểm với Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp cho rằng, nếu nâng mức tiền đặt trước lên quá cao thì sẽ có ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá, tiềm ẩn nguy cơ thông đồng, móc nối để dìm giá.

Cơ quan này cho hay, từ vụ việc đấu giá đất khu đô thị mới Thủ Thiêm và quá trình rà soát cho thấy, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay còn tồn tại một số vướng mắc liên quan đến sự không thống nhất giữa các quy định của pháp luật đất đai và quản lý thuế về thời hạn nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Các vướng mắc trong quy định pháp luật dẫn đến cách áp dụng khác nhau, gây khó khăn, lúng túng cho nhiều địa phương trong quá trình thực hiện, tiềm ẩn khiếu nại, tố cáo có thể phát sinh.

Một chuyên gia chia sẻ, ở mặt tích cực, việc nâng tiền đặt cọc sẽ góp phần ngăn chặn các trường hợp đấu giá đất cao rồi bỏ cọc. Song, mặt trái của để xuất này là làm giảm số lượng đối tượng có thể tham gia đấu giá. Bên cạnh đó, giá cũng sẽ dễ bị các nhóm đầu cơ thao túng do sức cạnh tranh không cao, không mang lại hiệu quả tốt trong tăng nguồn thu ngân sách.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: