Thành lập thị xã Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước

Sáng 11/8, với tỷ lệ tán thành 100%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thị xã Chơn Thành (Bình Phước) và các phường trực thuộc.

Với tỉ lệ tán thành 100%, ngày 11-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về việc thành lập thị trấn Bình Phú (Cai Lậy, Tiền Giang) và thành lập thị xã Chơn Thành (Bình Phước) cùng các phường.

Thành lập thị xã Chơn Thành và các phường trực thuộc

Thị xã Chơn Thành (Bình Phước) được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 390,34km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 121.083 người của huyện Chơn Thành.

Thành lập thị xã Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước

Thành lập 5 phường Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành thuộc thị xã Chơn Thành trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Chơn Thành và 4 xã Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành thuộc huyện Chơn Thành.

Sau khi thành lập thị xã và 5 phường, Bình Phước không thay đổi về diện tích tự nhiên (6.873,56km2), dân số (1.030.098 người) và có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Đồng Xoài, 3 thị xã (Bình Long, Phước Long, Chơn Thành) và 7 huyện; 111 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 86 xã, 20 phường và 5 thị trấn). Tỉ lệ đô thị hóa đạt 30,80%.

Thị xã Chơn Thành sau khi thành lập có 390,34km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 121.083 người.

Đồng thời có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường là Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành và 4 xã là Minh Thắng, Nha Bích, Minh Lập, Quang Minh. Tỉ lệ đô thị hóa đạt 78,31%.

Phù hợp xu hướng phát triển của tỉnh Bình Phước

Cho ý kiến trước khi biểu quyết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá việc thành lập thị xã Chơn Thành phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh Bình Phước. Thị xã sẽ tiếp tục là thủ phủ công nghiệp của tỉnh, thu ngân sách đạt 1.000 tỷ đồng/năm, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

Thành lập thị xã Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước

Chơn Thành có nhiều khu công nghiệp lớn, thuận lợi về giao thông, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao, tới 70-80%. Việc đưa Chơn Thành từ huyện lên thị xã sẽ giúp hài hòa việc đô thị hóa và công nghiệp hóa tại tỉnh Bình Phước.

Cũng trong phiên họp sáng 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua việc thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Thị trấn Bình Phú được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xã Bình Phú với diện tích 19,07 km và dân số hơn 18.500. Sau khi thành lập, thị trấn Bình Phú không thay đổi về diện tích tự nhiên và dân số.

Tỉnh Tiền Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Thành phố Mỹ Tho, 2 thị xã Cai Lậy, Gò Công và 8 huyện. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 15,31%.

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: