Thị trường BĐS hiện nay: Ba miền cạnh tranh gay gắt

Thứ tư, 25/05/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Thị trường BĐS hiện nay chứng kiến mức độ quan tâm và giá ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam cạnh tranh gay gắt. Điều này đang chứng minh cho sức hút của thị trường nhà đất.

Thị trường BĐS hiện nay diễn biến như thế nào?

BĐS miền Bắc – đất nền thiết lập mặt bằng giá mới

Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại thị trường phía Bắc ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng sau dịch, xuất hiện nhiều dự án nghỉ dưỡng mới. Trong đó có nhiều điểm đến tiềm năng như tại Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình…

Bên cạnh đó, tại các tỉnh vùng ven như Bắc Ninh, Bắc Giang cũng thiết lập mặt bằng giá mới qua các đợt đấu giá đất. Giá đất nền ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng khoảng 20 - 30%.

Nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển khỏi vùng lõi trung tâm tới những tỉnh ven Thủ đô để tìm kiếm thị trường mới nhiều sức hấp dẫn hơn. Do đó, tại miền Bắc, các địa phương như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình nhận được nhiều sự quan tâm từ đầu năm đến nay .

Thị trường BĐS hiện nay: Ba miền cạnh tranh gay gắt

Thị trường BĐS hiện nay: Ba miền cạnh tranh gay gắt

Còn đối với khu vực Thủ đô, Hà Nội vẫn duy trì sức hút khi mức độ quan tâm tăng ở nhiều phân khúc. Giá BĐS tiếp tục thiết lập mặt bằng mới, đặc biệt là ở tất cả các phân khúc của loại hình căn hộ chung cư.

Cụ thể, mặt bằng giá rao bán chung cư ở phân khúc cao cấp tăng 5%, từ 46 triệu đồng/m2 lên 48 triệu đồng/m2; phân khúc trung cấp tăng 7%, từ 33 triệu đồng/m2 lên 35 triệu đồng/m2; phân khúc bình dân tăng 8%, từ 24 triệu đồng/m2 lên 25 triệu đồng/m2.

BĐS miền Trung – nơi hút mạnh sự quan tâm

Trong ba miền, mức độ quan tâm nổi trội nhất là khu vực miền Trung, tăng vọt lên đến 14%. Trong đó, sự quan tâm này tập trung ở Bình Thuận khi tăng 44%, Khánh Hòa tăng 48%, Đắk Lắk tăng 58%, Quảng Nam tăng 14% và Thanh Hóa tăng 6%. Theo Batdongsan.com.vn, mặt bằng giá rao bán đất nền tại một số tỉnh miền Trung cũng ghi nhận tăng mạnh so với năm ngoái, trong đó, Thanh Hóa tăng 35%, Khánh Hòa tăng 26% và Bình Thuận tăng 13%.

Ông Nguyễn Quốc Anh, PGĐ Batdongsan.com.vn nhận định, các tỉnh thành thu hút sự quan tâm lớn trên thị trường BĐS hiện nay đều có điểm chung là thông tin quy hoạch được đưa ra nhiều trong thời gian vừa qua. Điều này khiến mặt bằng giá rao bán ghi nhận tăng mạnh trong quý đầu năm.

Điển hình như mặt bằng giá đất Cam Lâm vẫn tăng đều trong nhiều năm qua với mức tăng trung bình hàng năm đạt khoảng 10 - 20%. Gần đây, địa bàn này lại nóng lên trước thông tin quy hoạch thành đô thị sân bay và đề xuất của Vingroup về việc triển khai đô thị thông minh.

BĐS miền Nam – giá bán đất nền tăng cao

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, trong bán kính 20km, mặt bằng giá rao bán trung bình đất nền dự án khu vực xung quanh TP.HCM tăng trong tháng 4/2022. Cụ thể, đất nền quận 12 tăng 7%, Thủ Đức tăng 7%, Thủ Dầu Một tăng 19%, Dĩ An tăng 41%, Thuận An tăng 21%.

Được biết, những thông tin định hướng quy hoạch lên quận/thành phố của các huyện vùng ven TP.HCM (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh...) đã tác động lên giá chào bán thứ cấp ở các dự án, ghi nhận phổ biến tăng 10 - 18% so với thời điểm trước Tết. Tuy nhiên, đối với khu vực này, thị trường BĐS hiện nay lại ghi nhận tính thanh khoản không ở mức cao.

Ông Đinh Minh Tuấn, GĐ Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam lý giải, chính việc kiểm soát tín dụng vào BĐS và siết phân lô bán nền đã khiến thị trường đất nền sụt giảm lượng tin đăng và mối quan tâm. Tuy nhiên, việc “siết” này cùng với nguồn cung tung ra thị trường khan hiếm trầm trọng, lạm phát tăng, chứng khoán đỏ lửa, tiền ảo chao đảo khiến BĐS vẫn giữ nhịp tăng giá dù mối quan tâm của thị trường nhà đất có sự sụt giảm.

Các chuyên gia nhận định diễn biến thị trường BĐS hiện nay ra sao?

Theo ông David Jackson, TGĐ Colliers Vietnam, về mặt chính sách, các cơ quan chức năng có những quyết sách cụ thể tiếp theo ra sao với việc siết tín dụng BĐS sẽ có tác động quan trọng bậc nhất đến những diễn biến của phân khúc căn hộ, nhà liền thổ và BĐS nghỉ dưỡng.

Các chính sách nhằm điều tiết dòng vốn “chảy” nhiều hơn vào những ngành sản xuất và hướng đến người có nhu cầu ở thực nhằm giúp họ có được chốn an cư. Những chính sách như vậy sẽ từng bước giúp cho thị trường 3 miền cũng như nền kinh tế nói chung phát triển ổn định và bền vững hơn, ngăn chặn nguy cơ hình thành “bong bóng”.

Thị trường BĐS hiện nay: Ba miền cạnh tranh gay gắt

Thị trường BĐS hiện nay: Ba miền cạnh tranh gay gắt

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Phước Nghĩa dự báo, từ nay đến cuối năm 2022, dòng tiền vào BĐS sẽ tiếp tục gặp khó. Các nhà đầu tư cá nhân, nhất là những người sử dụng đòn bẩy tài chính đang phải chịu áp lực về tín dụng. Một số doanh nghiệp đang bị kiểm tra, nhất là những chủ đầu tư liên quan đến việc huy động trái phiếu, huy động nguồn vốn. Do đó, việc đầu tư cũng bị trì trệ.

Tuy nhiên, vẫn còn những chủ đầu tư không quá bị áp lực bởi trái phiếu và còn quỹ đất để triển khai dự án. Thị trường nhà đất cũng vẫn có những nhà đầu tư với ngân sách dưới 2 tỷ đồng đang tìm kiếm cơ hội ở những khu đô thị mới nổi, tạo ra các “cơn sốt” nhỏ, là cơ hội cho thị trường phát triển.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: