3 thách thức của thị trường địa ốc trong năm 2022

Thứ sáu, 27/05/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Những biến động về việc tăng lãi suất, giá vật liệu và siết chặt tín dụng đã khiến thị trường địa ốc đứng trước nhiều thách thức tăn trưởng.

Báo cáo ngành BĐS công bố bởi VNDirect nhìn nhận: Ngành BĐS đang đối mặt nhiều thách thức, trong đó có 3 thách thức cơ bản bao gồm:

Một là, thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào BĐS và giám sát chặt chẽ hơn trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Hai là, lãi suất tăng ảnh hưởng quyết định mua nhà.

Ba là, giá vật liệu xây dựng tăng có thể làm tăng giá nhà ở.

Dự đoán, những thách thức này sẽ ảnh hưởng đến thị trường địa ốc, triển vọng của ngành này trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn.

Doanh nghiệp BĐS khó huy động vốn thời gian tới

Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng bước hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp... và giảm tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực BĐS. Thông tư 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ năm 2020 yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn xuống còn 34% từ tháng 10/2021 và 30% từ tháng 10/2022. Do đó, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực BĐS đã chậm lại từ 26% năm 2018 xuống còn 12% năm 2021 và có thể giảm xuống 9 - 10% năm 2022.

Vào tháng 4/2022 vừa qua, để hạn chế đầu cơ BĐS, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực này và hạn chế tín dụng đối với đầu tư BĐS cao cấp, du lịch, nghỉ dưỡng và đầu cơ BĐS.

Hơn nữa, để giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính minh bạch của thị trường địa ốc, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát khung pháp lý với các điều kiện chặt chẽ hơn đối với các tổ chức phát hành, đặc biệt là phát hành riêng lẻ. NHNN sẽ giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, đầu tư, phân phối trái phiếu doanh nghiệp.

Do đó, nhóm nghiên cứu VNDirect cho rằng, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực BĐS sẽ bị kiểm soát chặt chẽ trong vài quý tới.

3 thách thức của thị trường địa ốc trong năm 2022

3 thách thức của thị trường địa ốc trong năm 2022

Áp lực lãi suất vay mua nhà gia tăng

Yếu tố đáng chú ý tiếp theo là trong tháng 4/2022, lạm phát của Việt Nam đã tăng 2,6% so với cùng kỳ (so với 1,9% trong quý I/2022 và 2,4% vào tháng 3/2022).

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine cho thấy nguy cơ lạm phát tiếp tục tăng trưởng trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022. Việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào như than, thép, đồng, nhôm và giá cước vận chuyển cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất của Việt Nam. Thị trường đia ốc có nguy cơ sẽ đối mặt với việc giá BĐS tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng, Chính phủ vẫn có thể kiểm soát được lạm phát bình quân năm nay dưới 4,0% như mục tiêu đề ra hồi đầu năm. Có thể thấy, Chính phủ đang thực hiện các giải pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát trong năm nay, gồm giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu để hạ giá xăng dầu trong nước và điều chỉnh giá dịch vụ công như học phí.

"Nhìn chung, chúng tôi duy trì dự báo lạm phát bình quân năm 2022 ở mức 3,4% so với cùng kỳ", VNDirect nhấn mạnh.

Thị trường địa ốc đối mặt với giá vật liệu xây dựng tăng cao

Thời gian qua, giá vật liệu tăng phi mã đã khiến cho nhiều chủ đầu tư, nhà thầu đứng ngôi không yên. Theo ghi nhận, tại thị trường VN giá thép ngày 11.4 tiếp tục duy trì ở mức cao. Theo đó, giá thép cuộn CB240 Hòa Phát ở miền Bắc ở mức 18.940 đồng/kg, giá thép thanh vằn D10 CB300 là 19.040 đồng/kg. Ở miền Trung và miền Nam là 18.890 - 19.090 đồng/kg. Tương tự, giá các vật liệu xây dựng khác cũng bật tăng mạnh mẽ. Cụ thể, xi măng Hà Tiên giá 91.000 đồng/bao, tấm nhựa giả gỗ lót sàn từ 145.000 tăng lên 185.000 đồng/m2, sơn nước tăng từ 1,2 lên 1,4 - 1,7 triệu đồng/thùng.

Một chủ đầu tư chia sẻ, các loại vật liệu xây dựng đồng loạt tăng mạnh đã tác động đến giá thành căn hộ. Mỗi căn hộ giờ đây phải cộng thêm khoảng mấy chục triệu đồng.

Giá vật liệu xây dựng tăng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến giá cả trên thị trường địa ốc. Đứng trước vấn đề này, Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công văn số 2360/VPCP-CN ngày 15.4.2022, yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm đầy đủ thông tin của các vật liệu cho công trình xây dựng giao thông.

3 thách thức của thị trường địa ốc trong năm 2022

3 thách thức của thị trường địa ốc trong năm 2022

Tiềm năng đầu tư vẫn hiện hữu

Mặc dù các rủi ro đối với ngành BĐS là rõ ràng và gây ra những tác động trực tiếp tới triển vọng thị trường địa ốc trong giai đoạn tiếp theo, nhưng tiềm năng đầu tư của ngành được đánh giá vẫn hiện hữu.

Cụ thể, Luật Đất đai 2013 sửa đổi đã bị lùi trình Quốc hội lần thứ 4 (trước đó dự kiến trình vào tháng 5/2022), tuy nhiên, trong quá trình chờ Luật Đất đai 2013 sửa đổi, Chính phủ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Nghị định mới này cùng với Nghị định 148 ban hành năm 2020, Thông tư 09 ban hành năm 2021 được kỳ vọng sẽ giải quyết được những nút thắt trong việc phê duyệt dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép. Thị trường có thể sẽ sôi động trở lại sau một thời gian ảm đạm và khó khăn.

Hơn nữa, các chủ đầu tư có thể sẽ thận trọng hơn trong việc mở rộng quỹ đất và sẽ tập trung phát triển dự án hơn khi nguồn ngân sách bị giới hạn.

"Chúng tôi kỳ vọng xu hướng các chủ đầu tư Việt Nam hợp tác phát triển dự án BĐS với các đối tác có nguồn tiền dồi dào, hoặc các nhà phát triển nước ngoài trong bối cảnh nguồn vốn thắt chặt như hiện nay. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng việc thắt chặt tín dụng và kiểm soát trái phiếu sẽ giúp thị trường BĐS tăng trưởng ổn định trong dài hạn", báo cáo nhấn mạnh.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: