Giá bất động sản không ngừng tăng là do đâu?

Thứ bảy, 26/03/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Tiền ảo bấp bênh, vật giá leo thang kèm sức ép lạm phát khiến người mua xem bất động sản nhà ở là kênh đầu tư an toàn và lâu dài. Điều này khiến giá bất động sản tăng “nóng” ở một số nơi trong thời gian qua.

Những lực đẩy của thị trường góp phần thúc đẩy giá bất động sản

Mới đây, trong tọa đàm "Giải mã những cơn sốt đất", ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam đánh giá, nếu giai đoạn 2018-2019 giá đất chỉ tăng ở một số khu vực ở TP.HCM như quận 9, Thủ Đức, thì 2 năm trở lại đây, diễn biến này đã lan rộng trên bình diện cả nước.

Theo đó, ông Kiệt lý giải, dù đang chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, song tốc đô phát triển kinh tế là khá ổn. Đồng thời, nhiều địa phương cũng công bố thông tin quy hoạch hướng đến triển khai kết nối hạ tầng. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp ngoại phát triển khu công nghiệp, dự án nghỉ dưỡng... dẫn đến tâm lý đầu tư đón đầu, đẩy giá bất động sản lên cao.

Giá bất động sản không ngừng tăng là do đâu? Giá bất động sản không ngừng tăng là do đâu?

Mặt khác, nguy cơ lạm phát tăng cao, khiến cho các nhà đầu tư F0 lẫn có kinh nghiệm lâu năm đều xem đây là nơi bảo toàn giá trị dòng tiền và là kênh đầu tư an toàn. Chuyên gia Phan Công Chánh cũng cho rằng, dòng tiền trong nước đang dồi dào, nhất là nhiều nhà đầu tư chứng khoán với mức tăng 2-4 lần lợi nhuận trong năm qua đang có xu hướng chuyển sang đầu tư bất động sản để hạn chế rủi ro.

"Chưa kể, sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua được coi như một cơn tâm chấn, có sức lan tỏa đẩy mặt bằng chung giá bất động sản tăng lên", chuyên gia Phan Công Chánh nói thêm.

Nguồn cung hạn hẹp, triển vọng lợi nhuận khả quan

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam chia sẻ, sau những đợt khủng hoảng về tài chính, kinh tế, dịch bệnh, thì dường như sức nén về đầu tư sẽ được bung ra rất nhiều. “Hiện tại, do dịch bệnh, các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất khó khăn, nên dòng tiền sẽ chảy vào khu vực chứng khoán. Trong khi đó, khu vực chứng khoán và bất động sản được xem là bình thông nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng đầu tư chứng khoán được, nên bất động sản là cơ hội”.

Một yếu tố khác góp phần tăng giá bất động sản nữa chính là sự thiều hụt nguồn cung. Thực tế, nguồn cung thị trường đã đối mặt với tình trạng khan hiếm trong nhiều năm qua, trong khi nhu cầu đầu tư và mua nhà để ở lại không ngừng tăng cao.

Theo ghi nhận của Cafeland, trong nửa năm qua, giá căn hộ hạng C tại TP.HCM đã tiệm cận mốc 60 triệu đồng/m2, trong khi mặt bằng kinh doanh trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) cũng được nâng từ mức 22 triệu đồng/tháng cho diện tích 40m2 hồi tháng 1 lên thành 30 triệu đồng/tháng cho căn chỉ 25m2.

Trong khi đó, nửa năm qua, giá bất động sản, cụ thể là đất nền ở Long An, Đăk Nông, Bình Phước... đã tăng hơn 30%. Thậm chí, một căn biệt thự ở Đồng Nai còn tăng đến 20% giá trị sau chưa đầy 2 tháng.

Chuyên gia nhận định tình hình thị trường trong năm nay sẽ ra sao?

Nhận định về thị trường năm 2022, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt chia sẻ, 2022 sẽ là năm bản lề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế, sau những xáo trộn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, dự kiến, giá đất sẽ vẫn trên đà tăng. Tuy nhiên, tốc độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ và độ chấp nhận của thị trường. Nguồn cung năm 2022-2023 cũng sẽ phục hồi, tạo đà tăng cho thời gian tới.

Giá bất động sản không ngừng tăng là do đâu? Giá bất động sản không ngừng tăng là do đâu?

Tuy nhiên, theo TS Sử Ngọc Khương, khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường có thể không có khả năng mua, dẫn đến tính thanh khoản không có.

Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Nếu tài sản có thanh khoản thấp, điều này sẽ trở thành một gánh nặng lớn cho người mua cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng. Do đó, các nhà đầu tư cần phải đánh giá chính xác khả năng tài chính của bản thân, để giảm thiểu khả năng rủi ro.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: