Nợ Xấu Tăng Vọt Đến 7,2% Do Dịch Covid
Thứ hai, 11/10/2021 | Tin tức, Tin thị trường
Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 124/2020/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022 của ngành ngân hàng gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Báo cáo nêu rõ, đến cuối tháng 6/2021, nếu tính cả nợ cơ cấu, nợ xấu đã lên tới 7,21%.
Tính đến cuối 6/2021, nếu tính cả nợ cơ cấu, nợ xấu đã lên tới 7,21%
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu đến cuối 06/2021 là 3,66%. Nếu tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì tỷ lệ này là 7,21%. Trong khi đó, cuối năm 2020 là 5,08%.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng số nợ xấu nội bảng được xử lý là 78,86 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 33,13 nghìn tỷ đồng là sử dụng dự phòng rủi ro; 18,66 nghìn tỷ đồng là thông qua bán nợ và khách hàng trả nợ là 20,55 nghìn tỷ đồng.
Hình minh họa (nguồn Internet)
Việc xử lý khoản nợ được xác định theo Nghị quyết 42 (lũy kế 15/8/2017 - 30/6/2021). Theo đó, 359,41 nghìn tỷ đồng đã xử lý gồm xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt) là 187,18 nghìn tỷ đồng; chiếm 52,08%.
Ngân hàng nhà nước chia sẻ, trước khi có Nghị quyết 42, khoản nợ này trên toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý thông qua xử lý tài sản đảm bảo và khách hàng trả nợ còn chưa cao.
Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng Nghị quyết 42 (15/8/2017 - 30/6/2021), hình thức xử lý nợ xấu nội bảng chủ yếu thông qua khách hàng trả nợ. Theo đó, 138.340 tỷ đồng đã được xử lý; chiếm 38,5%.
Hướng xử lý vẫn còn nhiều vướng mắc
Đại diện Ngân hàng nhà nước cho biết, trong quá trình thực hiện quy định liên quan đến xử lý các khoản nợ, đã gặp một số vướng mắc về pháp lý như: hành lang pháp lý đối với việc xử lý nợ đã có, nhưng lại được quy định rải rác tại nhiều văn bản và chưa có Luật xử lý nợ xấu. Hơn nữa, việc thu giữ tài sản đặc biệt, việc hoàn trả vật chứng, công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự,... cũng có những vướng mắc.
Hình minh họa (nguồn Internet)
Do đó, cơ quan này đã có một số đề xuất dự kiến đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2022 (phần liên quan đến lĩnh vực ngân hàng).
Trong số đó, điểm nổi bật là Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để tiếp tục áp dụng trong xử lý khoản nợ này ở các tổ chức tín dụng, theo hướng ban hành 1 luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.
Đồng thời, cơ quan này còn kiến nghị cấp vốn, bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Điều này nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo các ngân hàng đủ mức vốn tự có theo chuẩn an toàn vốn của Basel 2.
Cường Thịnh Phát Group
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau:
-
Đất ODT Là Gì? Những Lợi Ích Và Bất Cập Của Loại Đất Này Là Gì?
-
Nhà Đất TP.HCM: Kỳ Vọng Sự Hồi Phục Vào Quý 4/2021
-
Quý 3 Của Thị Trường Nhà Đất 2021 Có Những Diễn Biến Nào Đáng Chú Ý?