Tiếp diễn xu hướng “Nam tiến”, BĐS vùng ven hồi sinh

Thứ tư, 20/04/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Bên cạnh giá cả, quỹ đất, pháp lý tại các thị trường BĐS vùng ven TP.HCM cũng đang chiếm lợi thế hơn so với TP.HCM về mặt thời gian và thủ tục. Điều này đã thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư hạn chế được các chi phí phát sinh và sinh lợi nhuận.

Xu hướng “Nam tiến” trong đầu tư BĐS

Theo thống kê từ Sở Xây dựng TP.HCM, tính cung trong 6 năm (1/7/2015-6/2021), TP.HCM chỉ có 339 dự án đủ điều kiện. Như vậy con số này là quá ít so với nhu cầu.

Hiện, các doanh nghiệp muốn thực hiện dự án, thì phải qua đấu giá hoặc phải mua quỹ đất sạch ngay từ đầu và tự làm pháp lý. Trong khi đó, thông thường, việc làm pháp lý ở TP.HCM mất từ 4-5 năm, tại các địa phương vùng ven chỉ từ 1,5-2 năm là xong các thủ tục. Nhờ thời gian rút ngắn, thị trường BĐS vùng ven chiếm lợi thế hơn so với TP.HCM khi các chủ doanh nghiệp có thể giảm thiểu thời gian thực hiện dự án, hạn chế chi phí và sinh lợi nhuận.

Về cơ chế, thị trường tỉnh đang thông thoáng hơn ở TP.HCM khi mật độ xử lý các dự án ít hơn ở TP.HCM. Đồng thời, các địa phương này cũng đang “trải thảm” kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp lớn nên thị trường sẽ cởi mở hơn.

Mặc khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất cả nước. Sự phát triển của các khu công nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng dài hạn cho thị trường BĐS vùng ven.

Thời gian tới, các dự án hạ tầng sẽ là yếu tố giữ độ “nóng” giúp thị trường tăng nhiệt. Theo nhận định của các chuyên gia, trong chu kỳ 2021-2030, thị trường phía Nam vẫn là tâm điểm thu hút đầu tư, sóng “Nam tiến” sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Cơ hội từ thị trường BĐS vùng ven

[Tiếp diễn xu hướng “Nam tiến”, BĐS vùng ven hồi sinh

Tiếp diễn xu hướng “Nam tiến”, BĐS vùng ven hồi sinh

Trên thực tế, thời gian qua, ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu và bây giờ đến cả Bình Phước, Tây Ninh đều đã thu hút được nhiều “ông lớn” tham gia thị trường. Các khu vực này đã thu hút nhiều doanh nghiệp uy tín như Vingroup, Đất Xanh, Cường Thịnh Phát Group,… So với TP.HCM, giá cả phải chăng, quỹ đất còn rộng là một trong những nét hấp dẫn, khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư BĐS đổ bộ vào thị trường BĐS vùng ven.

Mặt bằng giá “dễ chịu” hơn

Nhìn chung, ảnh hưởng từ dịch Covid-19, căng thẳng chính trị-kinh tế trên thế giới, lo ngại lạm phát đã khiến giá cả ở tất cả các phân khúc đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng tại các tỉnh giáp ranh lại có phần dễ chịu hơn so với TP.HCM. Theo ghi nhận, xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu giá đất bây giờ cũng dao động từ 12-14 triệu đồng/m2, trước đó 1 năm thì chỉ 6-7 triệu đồng/m2. Hay như tại Long An, giá bán đất nền cũng trên dưới 30 triệu đồng/m2, Đồng Nai cũng tương tự… Còn tại Bình Phước, đất thổ cư có thể đã tăng đến 100%, đặc biệt là ở vị trí gần các khu công nghiệp Chơn Thành, Becamex, Minh Hưng.

Tiếp diễn xu hướng “Nam tiến”, BĐS vùng ven hồi sinh

Tiếp diễn xu hướng “Nam tiến”, BĐS vùng ven hồi sinh

Nhu cầu đầu tư BĐS cao hơn

Một vị chuyên gia chia sẻ, thực tế, ở các địa phương vùng ven thì nhu cầu đầu tư vẫn cao hơn là nhu cầu ở thực bởi chính thói quen trong cuộc sống và họ muốn ở nhà liền thổ. Hiện nay, lãi suất ngân hàng cũng thấp, người dân đổ tiền vào đầu tư BĐS, chứng khoán nên BĐS vùng ven vẫn thích hợp để “xuống tiền” hơn.

Đặc biệt, các địa phương giáp ranh TP.HCM đang được đầu tư hạ tầng giao thông, các tuyến cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, Biên Hòa-Vũng Tàu, Bến Lức-Long Thành, các dự án nâng cấp mở rộng, liên kết vùng… trong vài năm tới giúp việc di chuyển thuận lợi hơn. Đây là động lực lớn để các doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư tiếp tục đón “sóng”.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: