Đồng loạt siết phân lô bán nền, đâu là địa phương tiếp theo?

Thứ hai, 18/04/2022  |  Tin tức, Tin thị trường

Giá đất tăng “nóng” gây náo loạn thị trường BĐS ở nhiều địa phương. Nhằm ngăn chặn những biến tướng, lách luật trong hoạt động mua bán, nhiều tỉnh thành đã ban hành những quy định siết chặt việc phân lô bán nền.

Sốt đất lan rộng

Theo báo cáo của chuyên trang Batdongsan.com.vn, thị trường BĐS trong quý 1/2022 ghi nhận có sự tăng trưởng đều cả về lượt quan tâm và lượt tin đăng. Tình hình lạm phát đang trở thành mối lo ngại về giá BĐS trong thời gian tới. Đáng chú ý, loại hình đất và đất nền dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh ở nhiều tỉnh thành. Trong đó, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng là 3 khu vực có mức tăng mạnh nhất, lần lượt là 41%, 35% và 32%.

Trong khi đó, nhìn nhận về cơn sốt giá BĐS lần này, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng sau thời kỳ COVID, cũng là năm đầu của thời kỳ quy hoạch đã tạo ra tư duy hiện nay chúng ta không có thu nhập gì, đây là thời điểm có thể dựa vào BĐS để “kiếm ăn”.

Đồng loạt siết phân lô bán nền, đâu là địa phương tiếp theo?

Đồng loạt siết phân lô bán nền, đâu là địa phương tiếp theo?

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, nếu như trước kia, cơn sốt đất chỉ diễn ra cục bộ ở một số địa phương xung quanh TP.HCM hay Hà Nội, thì nay cơn sốt còn diễn ra mạnh mẽ ở các vùng quê, nông thôn hay vùng núi.

Từ đầu năm đến nay, tình trạng mua gom đất rồi san nền, phân lô bán nền, tách thửa, làm giá chào bán tràn lan. Điều này đã khiến thị trường nhiễu loạn, giá BĐS biến động, tăng cao liên tục. Đứng trước sức lan tỏa “chóng mặt” của sốt đất, nhiều địa phương đã mạnh tay trong việc ban hành các quy định cụ thể về điều kiện phân lô.

Đồng loạt siết phân lô bán nền

Nhiều chuyên gia chia sẻ, việc việc phân lô bán nền đang tạo ra hiện tượng găm giữ đất đai, tìm cách "thổi giá", gây nhiễu loạn thị trường BĐS, lãng phí tài nguyên và không tạo ra động lực phát triển mà chỉ gây rối cho phát triển kinh tế địa phương. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, việc này sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung của địa phương, ảnh hưởng đến việc thực hiện các đồ án quy hoạch sau này cũng như việc thu hút doanh nghiệp lớn về đầu tư.

Những địa phương nào đang siết chặt?

Mới đây nhất, trước nạn phân lô bán nền làm đường trên đất nông nghiệp bùng phát, UBND Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần có biện pháp xử lý, chế tài.

Cần khẩn trương lập đoàn thanh tra kiểm tra tình hình quản lý đất đai, xây dựng, tình hình vi phạm ở các địa phương và có biện pháp xử lý, chế tài đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức vi phạm. Tỉnh này cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc khai thác, sử dụng đất sau khi thực hiện thủ tục tách thửa đất, nhằm hạn chế sử dụng đất không đúng mục đích.

Tại Thái Nguyên, tỉnh này cũng đặt ra các quy định đối với tình trạng phân lô bán nền tại địa phương. Cụ thể, UBND tỉnh quy định, đối với thửa đất từ 2.000m2 trở lên (địa phương thuộc thành phố, thị xã) và thửa đất từ 5.000m2 trở lên (khu vực các huyện), nếu tách thửa, số thửa đất hình thành phải lớn hơn 3. Nếu phát sinh thêm đường giao thông và kết cấu hạ tầng kỹ thuật thì người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi đó mới được triển khai thực hiện. Còn thửa đất thuộc khu vực đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thì việc tách thửa phải phù hợp với quy hoạch.

Trước đó, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang và Khánh Hòa cũng đã mạnh tay ban hành quy định liên quan đến vấn đề này.

Việc phân lô bán nền được quy định ra sao?

Đồng loạt siết phân lô bán nền, đâu là địa phương tiếp theo?

Đồng loạt siết phân lô bán nền, đâu là địa phương tiếp theo?

Theo Khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về việc phân lô bán nền cho dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cụ thể:

- Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

- Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế phí, lệ phí liên quan (nếu có).

- Các dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền không nằm trong địa bàn các phương của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I thuộc Trung ương, khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên, tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

Tại mỗi địa phương, điều kiện và quy định để tách thửa sẽ khác nhau. Như vậy, chỉ các nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện mới được phép bán đất bằng hình thức phân lô bán nền. Trong trường hợp chưa đáp ứng các điều kiện của pháp luật đất đai về chuyển nhượng khi phân lô bán nền, hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng có thể bị tuyên vô hiệu.

Cường Thịnh Phát Group

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: