Siết khoản vay tín dụng vào BĐS, người mua nhà chịu ảnh hưởng ra sao?
Thứ tư, 06/04/2022 | Tin tức, Tin thị trường
Một số ngân hàng có động thái tạm dừng cấp cho vay tín dụng hay giải ngân đối với BĐS. Nhiều người lo lắng liệu “cánh cửa” mua nhà có đang bị hẹp dần?
Ngân hàng siết các khoản vay tín dụng vào lĩnh vực BĐS
Trong những ngày cuối tháng 3/2022, trước chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của NHNN, nhiều ngân hàng tạm dừng việc giải ngân các khoản vay lĩnh vực BĐS trong ngắn hạn.
Cụ thể, Sacombank đã ban hành công văn trên toàn hệ thống cho biết cần tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực sản xuất, ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, dịch vụ, logictics… và sẽ không cấp khoản vay tín dụng đối với lĩnh vực BĐS. Techcombank cũng cho biết việc giải ngân các khoản vay mua BĐS sẽ được tạm dừng cho đến hết quý 1/2022, việc giải ngân sẽ tiếp tục thực hiện khi sang quý 2/2022.
Siết khoản vay tín dụng vào BĐS, người mua nhà chịu ảnh hưởng ra sao?
Còn theo ngân hàng Agribank, dù không siết chặt nhưng vẫn hạn chế cho vay đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Agribank sẽ tập trung ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chỉ cho vay đáp ứng nhu cầu thật về nhà ở như mua nhà, xây, sửa nhà của người dân.
Nhiều ngân hàng lớn tại TP.HCM cũng cho hay, họ vẫn đang cho vay với nhà phát triển dự án lẫn người vay mua BĐS. Tuy nhiên, khoản hỗ trợ chỉ tập trung cho người vay mua nhà để ở, hạn chế các hoạt động đầu cơ, đầu tư nhà đất.
Siết khoản vay tín dụng ảnh hưởng như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng, NHNN chỉ có chủ trương kiểm soát chặt hoạt động cho vay BĐS mà không dừng hoàn toàn. Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng dành ra một tỷ lệ nhất định (không được vượt quá 8%) trong tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực này nhằm giảm rủi ro.
Giảm thiểu rủi ro tín dụng
Một chuyên gia chia sẻ rằng, việc hạn chế khoản vay tín dụng vào lĩnh vực này sẽ góp phần hạn chế rủi ro. Bởi việc hạn chế đầu cơ sẽ giúp thị trường BĐS trở nên lành mạnh hơn. Điều này cũng góp phần khiến những người mua đất nhằm phân lô bán nền, đầu cơ khó huy động vốn cũng như thoát hàng như thời gian qua.
Do đó, người vay mua nhà để ở hay đầu tư dài hạn không cần quá lo lắng. Vì đây vẫn là lĩnh vực ưu tiên cho vay để giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân.
Còn với các chủ đầu tư đã có quỹ đất, pháp lý đầy đủ sẽ không cần phải lo lắng vì các ngân hàng luôn ưu tiên cho nhóm các dự án này trong lĩnh vực BĐS để cho vay. BĐS vẫn là lĩnh vực quan trọng để các ngân hàng rót vốn, nhưng ngân hàng sẽ lựa chọn để cho vay.
Vị chuyên gia này cho rằng, các ngân hàng sẽ siết khoản vay tín dụng BĐS chứ không khóa khoản vay này. Bởi nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp trở ngại trong thanh khoản, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu và phải mất nhiều năm mới xử lý được.
Siết khoản vay tín dụng vào BĐS, người mua nhà chịu ảnh hưởng ra sao?
Lo ngại thị trường BĐS trầm lắng
TS.Đinh Thế Hiển cho rằng, dù BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng không đồng nghĩa việc mua BĐS trong giai đoạn này sẽ lời trên diện rộng. Đặc biệt ở những khu vực đất nền tăng giá mạnh trong 2 năm qua, trong khi vẫn chưa đủ điều kiện khai thác kinh doanh.
Ông Hiển cho biết thêm, đầu tư BĐS luôn có một giai đoạn phải chững lại để tích lũy giá trị. Thời điểm chững lại thường là thời điểm trước đó giá tăng mạnh và mọi người đổ tiền lớn vào có sự góp sức mạnh của ngân hàng thương mại, sau đó gặp siết khoản vay tín dụng theo chủ trương Nhà nước. Quan sát thì hiện nay đã hội đủ những yếu tố này.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định, đầu năm 2022, mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường BĐS vẫn sôi động ở mọi vùng miền. Vị chuyên gia này cẩn trọng dự báo, trong dài hạn, thị trường vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, bên cạnh những rào cản về pháp lý. Cụ thể, lạm phát đẩy giá đất tăng lên nên thị trường địa ốc năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt. Trong đó, ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ làm tăng thêm khó khăn cho thị trường.
Cường Thịnh Phát Group
Ngoài ra, bận có thể xem thêm một số bài viết sau: