Thị trường BĐS hiện nay: “Chậm nhưng không đứng”

Thị trường BĐS có dấu hiệu chậm lại, song lại “chậm nhưng không có đứng”. Đây chính là thời điểm cho những sản phẩm mang giá trị thực cho nhà đầu tư “lên ngôi”.

Thị trường vài năm gần đây liên tục “sốt’’ ở khắp nơi dẫn đến giá nhà, đất không ngừng “leo thang” bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo báo cáo mới đây của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), giá nhà đất ở nhiều nơi tăng nóng, nhất là phân khúc đất nền tại các khu vực sắp lên quận, sáp nhập hoặc có hệ thống hạ tầng giao thông chạy qua... tăng giá đột biến. Ngoài ra, giá nhà chung cư tăng 5-7%, nhà ở riêng lẻ có nơi tăng 30%.

Trước thực tế trên, các cơ quan ban ngành, địa phương đã có loạt động thái chấn chỉnh lại thị trường BĐS như “phanh” tín dụng vào BĐS từ ngân hàng, kiểm soát phát hành trái phiếu, siết thuế BĐS… Ngay lập tức, thị trường ở nhiều nơi có dấu hiệu hạ nhiệt, tuy nhiên giá vẫn neo ở mức cao.

Hoạt động mua bán BĐS diễn ra khá chậm

Theo báo cáo thị trường 5/2022 của Batdongsan.com.vn, lượng sản phẩm nhà, đất bán giảm 11% so với cùng kỳ 2021. Giao dịch mua bán đất có dấu hiệu chững lại, chỉ gợn sóng nhẹ ở các khu vực đường vành đai hoặc có thông tin về dự án quy hoạch.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Anh – GĐ Batdongsan.com.vn chia sẻ, hoạt động mua bán, giao dịch BĐS bán đang khá chậm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng quan tâm BĐS bán đã giảm nhẹ 9% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung chủ yếu ở các loại hình là đất, đất nền dự án, mặc dù lượng tin đăng rao bán tăng trên 22%, thậm chí đất nền dự án tăng 38%. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư hay những người đang cầm hàng đăng nhiều hơn để có thể bán sản phẩm.

Thị trường BĐS hiện nay: “Chậm nhưng không đứng”

Thị trường BĐS hiện nay: “Chậm nhưng không đứng”

Đưa ra nhận định về thị trường BĐS hiện nay, một chuyên gia chia sẻ: “Qua dữ liệu một số báo cáo cho thấy thị trường có dấu hiệu chậm lại tuy nhiên chậm nhưng không có đứng. Chậm lại cũng là sự thức tỉnh, sàng lọc về phía khách hàng, nhà đầu tư. Đây chính là thời điểm cho những sản phẩm mang lại giá trị thực cho nhà đầu tư, khách hàng lên ngôi”.

Vị này bổ sung thêm, thời điểm này, các sản phẩm ở vị trí chiến lược, được quy hoạch một cách bài bản, đầy đủ tiện ích, cơ sở hạ tầng tốt, quản lý chuyên nghiệp vẫn được khách hàng tìm kiếm.

Nhu cầu được an cư, nâng cao chất lượng sống vẫn luôn rất lớn trong đại bộ phận người dân.

Thị trường BĐS những tháng cuối năm diễn biến ra sao?

Nhận định thị trường về những tháng cuối năm, Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, thị trường hiện tại nguồn cung thấp, giá bán còn cao nên thanh khoản đang hạn chế. Dự kiến từ nay đến cuối năm, thị trường BĐS vẫn sẽ diễn ra theo xu hướng như vậy.

"Các phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, du lịch, căn hộ dịch vụ… thời gian hoàn vốn nhanh nhất từ 8-10 năm. Còn các dự án BĐS nhà ở nếu thuận lợi thì thời gian hoà vốn 5 năm là nhiều. Tuy nhiên, điều gây khó đầu tiên cho BĐS chính là pháp lý, yếu tố đẩy chi phí đầu vào, làm tăng giá trị của nhà ở khi giá trị thật không có", ông Khương cho hay.

Thị trường BĐS hiện nay: “Chậm nhưng không đứng”

Thị trường BĐS hiện nay: “Chậm nhưng không đứng”

Mặt khác, lợi thế của Việt Nam là thị trường BĐS rất nhỏ. Riêng BĐS nhà ở, nguồn vốn và tiềm lực tập trung chủ yếu ở nhà đầu tư trong nước. Nhóm cần nguồn vốn thật sự để phát triển ngành công nghiệp không khói là BĐS du lịch. Nhóm thứ hai quyết định rất lớn đến tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần tăng trưởng kinh tế là BĐS công nghiệp. Hai lĩnh vực này sẽ tác động ngược lại đến BĐS nhà ở.

"Đây là bức tranh mà tôi cho rằng dòng tiền cần nhìn lại ở góc độ vĩ mô là mức độ tăng trưởng nền kinh tế và lợi ích của doanh nghiệp. Tóm lại, dòng tiền chỉ xếp thứ hai trong khó khăn của doanh nghiệp BĐS ở Việt Nam, nhất là đối với BĐS nhà ở", ông Khương nhấn mạnh.

 

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau: